| Hotline: 0983.970.780

Trồng măng mai xóa nghèo, từng bước vươn tới khá giả

Thứ Tư 16/08/2017 , 15:10 (GMT+7)

Dễ trồng, sản phẩm làm ra luôn được các doanh nghiệp săn đón, cây măng mai ở xã Lâm Thượng, huyện Lục Yên (Yên Bái) đã trở thành một trong những loại cây trồng chủ lực, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân.

15-03-38_bi_lm_giu_tu_trong_mng_mi_1
Phơi khô măng mai

Có lợi thế đất đồi, được chính quyền địa phương vận động mở rộng trồng tre măng mai, một loại măng ngọt, gia đình chị Hoàng Thị Thường, dân tộc Tày ở bản Khéo, đã mạnh dạn chuyển đổi toàn bộ diện tích trồng ngô, đỗ tương sang trồng măng mai.

Vốn đầu tư ban đầu không cao, lại dễ chăm sóc, năm 2009 gia đình chị đã trồng được gần 1.000 gốc. Qua 8 năm triển khai, vừa trồng, vừa cung cấp giống ra thị trường và thu gom măng của bà con trong bản để bán, mỗi năm chị Thường có thu nhập trên 100 triệu đồng.

Theo chị Thường trồng cây măng tốt nhất là vào mùa xuân vì đây là thời điểm lượng mưa đều. Trồng trên đất bằng thì bón lót thêm phân NPK hoặc phân chuồng. Khi thu hoạch mỗi gốc phải để 2 - 3 củ măng phát triển thành cây cho sang năm mọc tiếp. Hàng năm, từ tháng 6 đến tháng 8 là thời điểm chị tất bật với việc phơi măng để bán. 

Tương tự, từ năm 2007 gia đình anh Hoàng Văn Bình ở cùng bản Muổi cũng mạnh dạn trồng gần 500 gốc măng. Năm 2010 bắt đầu cho thu hoạch, trung bình mỗi năm anh bán được hàng chục tấn măng tươi, khô các loại, trừ chi phí cho thu lãi khoảng 70 triệu đồng.

Không chỉ gia đình anh Bình, chị Thường mà nhiều hộ khác ở xã Lâm Thượng cũng có kinh tế khá giả từ trồng măng mai.

Hiện toàn xã có khoảng 500ha, tập trung chủ yếu ở bản Khéo, Nặm Chắn và Nặm Chọ, với tổng sản lượng trên 1.000 tấn măng tươi mỗi năm. Qua đánh giá, măng mai là một trong những cây trồng có giá trị kinh tế rất cao, bình quân mỗi búi cho thu hoạch từ 2 - 3 tạ măng tươi. Khi thu hoạch về ta phơi khôi bán ra thị trường với giá trên 100.000 đồng/kg.

Xem thêm
Từ tiểu thương bán rau đến đại lý cấp I kinh doanh heo giống, cám Japfa

Quảng Ngãi Năm 2012, chị Duyên quyết định dồn hết vốn liếng xây dựng trại nuôi 50 heo thịt và mở cửa hàng kinh doanh cám của Japfa Việt Nam. Hướng đi này giúp chị thành công.

Đắk Lắk bảo đảm tối thiểu 80% đàn vật nuôi được tiêm đủ vacxin

ĐẮK LẮK UBND tỉnh Đắk Lắk yêu cầu các địa phương phải bảo đảm tối thiểu 80% đàn vật nuôi được tiêm đủ, đúng loại vacxin.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Bảo tồn giống cây trồng bản địa của Bình Định

Để giữ gìn tri thức bản địa miền núi Bình Định, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ đã bảo tồn các giống lúa rẫy, ngô nếp, sắn ngọt…

TP Hạ Long thả 200.000 con giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

QUẢNG NINH Lãnh đạo cùng nhân dân TP Hạ Long đã tiến hành thả 200.000 con giống thủy sản, bao gồm các loại tôm sú, cá vược, cá tráp về môi trường tự nhiên.

Công chiếu phim tài liệu ‘Dưới tán rừng Ngọc Linh’

Bộ phim tài liệu đã tái hiện sinh động về nguồn gốc, quá trình bảo tồn, phát triển loại sâm quý hiếm trên đỉnh núi Ngọc Linh.

Bình luận mới nhất