| Hotline: 0983.970.780

Thứ trưởng Hà Công Tuấn: Ngành gỗ Việt như con tàu kiên cường vượt trùng khơi

Thứ Sáu 26/03/2021 , 14:11 (GMT+7)

'Năm 2020, ngành gỗ Việt Nam như con tàu kiên cường vượt trùng khơi, cập bờ an toàn với những thành tựu vượt xa kỳ vọng', Thứ trưởng Hà Công Tuấn ví von.

Thứ trưởng Thường trực Bộ NN-PTNT Hà Công Tuấn phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Thứ trưởng Thường trực Bộ NN-PTNT Hà Công Tuấn phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Sáng 26/3, tại TP Quy Nhơn, Bộ NN-PTNT phối hợp cùng UBND tỉnh Bình Định tổ chức Hội nghị giao ban đánh giá kết quả năm 2020 và bàn giải pháp đạt mục tiêu xuất khẩu gỗ và lâm sản năm 2021.

Thứ trưởng Thường trực Bộ NN-PTNT Hà Công Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Nguyễn Tuấn Thanh và ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam chủ trì hội nghị. Tham gia hội nghị còn có trên 100 doanh nghiệp hoạt động trong ngành gỗ trên cả nước.

Năm 2020, ngành gỗ vượt khó đạt thành tựu lớn

Theo Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN-PTNT), trong 3 tháng đầu năm 2020, giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản có tăng trưởng khá so cùng kỳ năm 2019.

Tuy nhiên, giai đoạn từ tháng 4-6/2020, do ảnh hưởng dịch Covid-19 nên giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản giảm mạnh, đặc biệt là tại các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và EU.

Theo đó, tình hình sản xuất trong nước cũng gặp nhiều khó khăn; các nhà máy chế biến hoạt động cầm chừng, nhiều nhà máy phải ngưng hoạt động do thiếu đơn hàng, thiếu nguyên vật liệu phụ trợ, thiếu cả vốn đầu tư sản xuất.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Nguyễn Tuấn Thanh khai mạc hội nghị. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Nguyễn Tuấn Thanh khai mạc hội nghị. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Từ tháng 7/2020 trở đi, khi dịch bệnh dần được khống chế, nền kinh tế các quốc gia bắt đầu phục hồi, nên nhu cầu nhập khẩu đồ gỗ theo đó cũng tăng lên.

Nhờ đó, kết thúc năm 2020, giá trị xuất khẩu của ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản của Việt Nam đạt trên 13,23 tỷ USD, tăng trưởng trên 16,9% so với năm 2019, vượt kế hoạch đặt ra (12,5 tỷ USD).

“Có thể ví von, bức tranh kinh tế năm 2020 tựa như đại dương đầy sóng gió, và ngành gỗ Việt Nam như con tàu kiên cường vượt trùng khơi, cập bờ an toàn với những thành tựu vượt xa kỳ vọng", Thứ trưởng Thường trực Bộ NN-PTNT Hà Công Tuấn phát biểu.

Giá trị xuất khẩu gỗ, lâm sản vào một số thị trường truyền thống vẫn giữ mức tăng trưởng như: Thị trường Trung Quốc tăng 3,2%, Hàn Quốc tăng 3,6%, đặc biệt thị trường Hoa Kỳ tăng 34,7%.

Điều này cho thấy các doanh nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam đã tận dụng tối đa thời cơ phát triển mở rộng thị trường trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung và cơ hội từ các hiệp định AFTA mà Việt Nam tham gia.

“Gỗ, lâm sản của Việt Nam hiện đang xuất khẩu sang thị trường của 140 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.

Trong đó, chủ yếu xuất sang 4 thị trường lớn là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc và EU với tổng giá trị xuất khẩu 11,77 tỷ USD, chiếm 89% giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản của Việt Nam”, ông Bùi Chính Nghĩa, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, cho biết.

Thế mạnh của ngành gỗ Việt Nam đối với 5 thị trường chiến lược lớn là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, EU là các sản phẩm tủ bếp, tủ nhà tắm và ván trang trí. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Thế mạnh của ngành gỗ Việt Nam đối với 5 thị trường chiến lược lớn là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, EU là các sản phẩm tủ bếp, tủ nhà tắm và ván trang trí. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Năm 2021 nối tiếp đà tăng trưởng

Tại Hội nghị giao ban đánh giá kết quả năm 2020 và bàn giải pháp đạt mục tiêu xuất khẩu gỗ và lâm sản năm 2021, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam bày tỏ quyết tâm trong năm 2021 sẽ tiếp nối đà tăng trưởng của năm 2020, đặt mục tiêu giá trị xuất khẩu lâm sản đạt từ 14-14,5 tỷ USD, tăng khoảng 9,6% so với năm 2020.

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Mục tiêu nói trên của ngành gỗ Việt Nam không hề thiếu thực tế khi có nhiều cơ hội. Ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, phân tích: Hiện thị trường thương mại đồ gỗ nội thất của thế giới rất lớn, khoảng 450 tỷ USD giá trị thương mại mỗi năm. Thế nhưng hiện nay kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam mới chiếm khoảng trên 6% thị phần toàn cầu. Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều cơ hội mở rộng, phát triển thị phần.

Hơn nữa, ngoài các thị trường truyền thống có giá trị xuất khẩu cao như: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc và EU, vẫn còn 1 số thị trường tiềm năng có cơ hội mở rộng, phát triển như: Canada, Nga, Ấn Độ và các nước Trung Đông.

Ông Bùi Chính Nghĩa, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, báo cáo tại hội nghị. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Ông Bùi Chính Nghĩa, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, báo cáo tại hội nghị. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Trong khi đó, Việt Nam đang có nhiều mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh như: Viên nén, dăm gỗ, gỗ dán, gỗ ghép, đồ mộc xây dựng, ghế ngồi, các đồ nội thất và bộ phận đồ nội thất… Đặc biệt, với nhóm đồ nội thất có giá trị xuất khẩu lớn nhất trong các mặt hàng xuất khẩu gỗ và lâm sản sẽ tiếp tục tăng trưởng ổn định trong thời gian tới.

“Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung kéo dài, kéo theo nhu cầu thị trường Hoa Kỳ về các mặt hàng gỗ từ các quốc gia, trong đó có Việt Nam có thể sẽ tăng lên để bù đắp vào phần thiếu hụt hàng hóa do thuế tăng cao từ thị trường Trung Quốc.

Mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ chủ yếu là các sản phẩm đồ gỗ có giá trị gia tăng cao, nên ngành chế biến gỗ xuất khẩu có cơ hội chuyển đổi cơ cấu sản phẩm xuất khẩu theo hướng tăng tỷ trọng xuất khẩu nhóm các mặt hàng có giá trị gia tăng, giảm tỷ trọng xuất khẩu các mặt hàng nguyên liệu gỗ”, ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, nhận định.

Tại hội nghị, ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, đặt mục tiêu giá trị xuất khẩu lâm sản năm 2021 đạt từ 14-14,5 tỷ USD, tăng khoảng 9,6% so với năm 2020. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Tại hội nghị, ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, đặt mục tiêu giá trị xuất khẩu lâm sản năm 2021 đạt từ 14-14,5 tỷ USD, tăng khoảng 9,6% so với năm 2020. Ảnh: Vũ Đình Thung.

"Để đạt được mục tiêu đề ra trong năm 2021, tôi đề nghị cộng đồng các doanh nghiệp ngành gỗ Việt Nam cần phải có giải pháp tổng thể, đồng bộ và lâu dài về các lĩnh vực từ phát triển vùng nguyên liệu trong nước, tổ chức sản xuất, phát triển và thị trường, khoa học công nghệ, phát triển nguồn nhân lực…

Đặc biệt, ngành chức năng phải kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc gỗ nhập khẩu trước cáo buộc của Mỹ rằng các doanh nghiệp Việt Nam đang sử dụng nguồn gỗ bất hợp pháp, muốn vậy, phải triển khai quyết liệt Nghị định 102 của Chính phủ”, Thứ trưởng Thường trực Bộ NN-PTNT Hà Công Tuấn nhấn mạnh.

Xem thêm
Siết chặt quản lý gây nuôi động vật rừng, hoang dã

Sóc Trăng Việc kiểm tra định kỳ và đột xuất tại các cơ sở gây nuôi động vật rừng, hoang dã góp phần nâng cao ý thức tuân thủ quy định pháp luật cho các hộ nuôi.

Hơn 61.000 người được hưởng lợi từ dự án VFBC

Dự án đã huy động và ghi nhận đầu tư hơn 33 triệu USD từ các doanh nghiệp thân thiện bảo tồn, giúp hơn 61.000 người được hưởng lợi từ dự án.

Du khách người Pháp chụp được hình mang Trường Sơn trên đỉnh Bạch Mã

THỪA THIÊN - HUẾ Những du khách người nước ngoài trong khi tham quan Vườn quốc gia Bạch Mã đã tình cờ gặp 2 cá thể mang Trường Sơn quý hiếm và đã ghi hình lại.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.

Bình luận mới nhất