| Hotline: 0983.970.780

Chung tay xây dựng hệ thống lương thực thực phẩm bền vững, giảm phát thải

Thứ Hai 24/04/2023 , 13:18 (GMT+7)

Hơn lúc nào hết, các quốc gia cần có quá trình chuyển đổi nhanh chóng và mạnh mẽ để xây dựng Hệ thống lương thực thực phẩm bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Sáng 24/4, Hội nghị toàn cầu lần thứ 4 hệ thống lương thực thực phẩm bền vững với chủ đề “Cùng nhau chuyển đổi hệ thống lương thực, thực phẩm lành mạnh, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu trong bối cảnh khủng hoảng mới” do Bộ NN-PTNT Việt Nam đăng cai tổ chức đã khai mạc tại Hà Nội.

Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Nhóm PV.

Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Nhóm PV.

Đây là Hội nghị cấp Bộ trưởng với sự tham dự của trên 300 đại biểu trong đó bao gồm gần 200 đại biểu quốc tế đến từ nhiều quốc gia, các cơ quan của Liên hHợp quốc, tổ chức quốc tế.

Về lãnh đạo cấp cao, Hội nghị có sự tham dự của Bộ trưởng Thụy Sỹ, Malawi, Rwanda, Ethiopia, Campuchia, Saint Vincent và Grenadines; Thứ trưởng của Ghana, Kenya; Giám đốc điều hành UNIDO, Giám đốc Toàn cầu về đối tác và chính sách của Liên minh các Viện nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế - CGIAR, Tổng Giám đốc Liên minh đa dạng sinh học quốc tế và CIAT. Ngoài ra, Bộ trưởng Nông nghiệp Costa Rica và Tổng Giám đốc FAO tham dự trực tuyến.

Về phía Việt Nam, Hội nghị có sự tham dự, chủ trì của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang; lãnh đạo các Bộ NN-PTNT, Bộ Ngoại giao, Bộ Y tế, Hội Nông dân Việt Nam và các cơ quan liên quan ở Trung ương, địa phương, cùng các tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước.

Hội nghị diễn ra trong bối cảnh các quốc gia trên thế giới đang lo ngại về nguy cơ mất an ninh lương thực trước những tác động của biến đổi khí hậu, mất đa dạng sinh học, đại dịch mới nổi trong đó có COVID-19, các cuộc xung đột và giá nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất lương thực, thực phẩm tăng cao...

Cùng hành động xây dựng hệ thống LTTP bền vững

Mở đầu hội nghị, bà Dada Bacudo, chuyên gia Chính sách khí hậu và tài chính, sử dụng đất và nông nghiệp FAO chia sẻ: Mục tiêu của chương trình hệ thống lương thực thực phẩm (LTTP) - Mạng lưới một hành tinh là hướng tới xây dựng hệ thống LTTP bền vững.

Theo Bà Dada Bacudo, Chuyên gia Chính sách khí hậu và tài chính, sử dụng đất và nông nghiệp FAO, mục tiêu của chương trình hệ thống lương thực thực phẩm (LTTP) mạng lưới một hành tinh là hướng tới xây dựng hệ thống LTTP bền vững. Ảnh: Nhóm PV.

Theo Bà Dada Bacudo, Chuyên gia Chính sách khí hậu và tài chính, sử dụng đất và nông nghiệp FAO, mục tiêu của chương trình hệ thống lương thực thực phẩm (LTTP) mạng lưới một hành tinh là hướng tới xây dựng hệ thống LTTP bền vững. Ảnh: Nhóm PV.

Do đó, hơn lúc nào hết, các quốc gia cần có quá trình chuyển đổi nhanh chóng và mạnh mẽ về cách thức sản xuất, xử lý, chế biến… LTTP và giảm phát thải.

Mục tiêu của hội nghị là xem xét các rào cản, khó khăn, thách thức chính liên quan đến việc chuyển đổi hệ thống LTTP và đề xuất các giải pháp, trong đó, tập trung vào bốn vấn đề: Mô hình/kiến trúc toàn cầu về hệ thống LTTP; các chính sách và quản trị quốc gia và địa phương về hệ thống LTTP; các mô hình tiêu thụ và sản xuất của hệ thống LTTP; các phương thức thực hiện chuyển đổi hệ thống LTTP.

Ngoài ra, hội nghị sẽ giới thiệu những mô hình tốt, điển hình về chuyển đổi hệ thống LTTP ở các quốc gia và các sáng kiến của quốc tế.  Hội nghị cũng mong muốn các nước sẽ chia sẻ những hành động, sáng kiến, công cụ để chuyển đổi, tăng cường hệ thống lương thực thực phẩm bền vững.

Việt Nam sản xuất, cung cấp thực phẩm minh bạch - trách nhiệm - bền vững

Phát biểu khai mạc, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, hoan nghênh và đánh giá cao việc ban tổ chức lựa chọn chủ đề của Hội nghị toàn cầu lần thứ 4 - Hệ thống LTTP bền vững - Mạng lưới Một hành tinh là “Cùng nhau chuyển đổi hệ thống LTTP lành mạnh, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu và bao trùm trong bối cảnh khủng hoảng mới”.

Theo Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, các báo cáo của FAO (2020, 2021), nạn đói vẫn đang trên đà gia tăng và số người bị ảnh hưởng đã lên tới 828 triệu người vào năm 2021. Khu vực châu Á - Thái Bình Dương dự kiến ​​chỉ đạt được các mục tiêu phát triển bền vững (SDG) vào năm 2065, chậm hơn ba thập kỷ rưỡi so với kế hoạch.

Vấn đề đã trở nên cấp bách hơn bao giờ hết và bây giờ chứ không phải lúc nào khác, các quốc gia phải hành động ngay để bảo vệ hành tinh – ngôi nhà chung của tất cả chúng ta và thế hệ mai sau.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang khẳng định Việt Nam sẽ trở thành quốc gia sản xuất và cung cấp thực phẩm 'minh bạch - trách nhiệm - bền vững'. Ảnh: Nhóm PV.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang khẳng định Việt Nam sẽ trở thành quốc gia sản xuất và cung cấp thực phẩm “minh bạch - trách nhiệm - bền vững”. Ảnh: Nhóm PV.

Từ thực tế đó, ngày 28/3/2023, Chính phủ Việt Nam đã ban hành “Kế hoạch hành động quốc gia chuyển đổi hệ thống LTTP minh bạch, trách nhiệm và bền vững ở Việt Nam đến năm 2030”, để thực thi mục tiêu trở thành quốc gia sản xuất và cung cấp thực phẩm “minh bạch - trách nhiệm - bền vững”. Điều này Việt Nam đã khẳng định tại Hội nghị Thượng đỉnh của Liên Hợp quốc về hệ thống lương thực thực phẩm năm 2021.

Việt Nam chân thành và trân trọng cám ơn các tổ chức Liên Hợp quốc (đặc biệt là chương trình hệ thống LTTP bền vững), cộng đồng quốc tế, các nhà tài trợ, các cơ quan nghiên cứu, tổ chức phi chính phủ, khu vực doanh nghiệp… về những hỗ trợ quý báu trong thời gian qua và rất mong tiếp tục nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ trong thời gian tới.

“Việt Nam khẳng định sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và hợp tác với các nước trong phát triển nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt, thông qua chương trình hợp tác Nam - Nam và hợp tác ba bên về nông nghiệp”, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang nhấn mạnh.

Chuyển đổi LTTP trước khi quá muộn, nhằm ngăn đói nghèo, mất đa dạng sinh học

Bà Estrella Esther Penunia Tổng Thư ký Hiệp hội Nông dân châu Á chia sẻ: Thiên tai, biến đổi khí hậu, dịch bệnh, xung đột chính trị đã làm trầm trọng và tác động nghiêm trọng tới cuộc sống của các hộ gia đình. Những tác động này khiến giá thực phẩm tăng gấp 2,3 lần. Dẫn đến người dân, nhất là vùng sâu, vùng xa, khó khăn ít có cơ hội tiếp cận nguồn thực phẩm đủ dinh dưỡng.

Tại một số khu vực, người nông dân thậm chí phải bán đi đất đai, tư liệu sản xuất chính của họ. Những điều này đặt ra yêu cầu cấp thiết vào việc chuyển đổi hệ thống LTTP nhằm đảm bảo dinh dưỡng, sức khỏe bao trùm cho các bên, nhất là các đối tượng yếu thế. Đảm bảo yếu tố bình đẳng, không bỏ ai lại phía sau, cũng như đảm bảo công bằng cho các bên.

Bà Estrella Esther Penunia - Tổng Thư ký Hiệp hội Nông dân châu Á các quốc gia cùng chuyển đổi hệ thống LTTP trước khi quá muộn, nhằm ngăn đói nghèo, mất đa dạng sinh học… có thể trở nên tầm trọng hơn. Ảnh: Nhóm PV.

Bà Estrella Esther Penunia - Tổng Thư ký Hiệp hội Nông dân châu Á các quốc gia cùng chuyển đổi hệ thống LTTP trước khi quá muộn, nhằm ngăn đói nghèo, mất đa dạng sinh học… có thể trở nên tầm trọng hơn. Ảnh: Nhóm PV.

Hiện nay, các quốc gia đã đạt được nhiều kết quả tích cực, nhưng vẫn cần thêm những nỗ lực mới. Tuy nhiên, vẫn thiếu sự gắn kết giữa các ngành, khu vực khác nhau về y tế, giáo dục, làm giảm đi hiệu quả của nỗ lực chung. Cùng với đó, là phải gắn phát triển bền vững với xây dựng chính sách. Đồng thời, đảm bảo khả năng các vấn đề liên quan tới nông nghiệp như giống, công nghệ, hỗ trợ tài chính. Tại Philippines, có câu nói "chúng ta có thể bắt đầu từ những bước đi nhỏ", để tạo ra tác động tổng thể, toàn diện.

An ninh LTTP còn liên quan tới quản lý, khả năng cạnh tranh thu hút FDI nước ngoài, các giải pháp đổi mới sáng tạo. Quản trị LTTP hiệu quả cần thực hiện đồng bộ ở các cấp, địa phương, quốc gia, toàn cầu. Vì thế, mô hình quản trị cũng phải công bằng, người nông dân cũng cần được xem là đối tác, có thể cung cấp các giải pháp, chứ không đơn thuần là đối tượng hưởng lợi.

Đây là tổ chức đại diện tiếng nói cho các thành viên, mang lại các giải pháp trực tiếp để đạt SDG; chung tay vào quá trình xây dựng nông nghiệp có khả năng chống chịu, tăng cường canh tác sinh thái.

Phương pháp tiếp cận dựa trên hệ thống LTTP cần tính tới mọi đối tượng, chủ thể liên quan mới có thể tạo ra khía cạnh bền vững cho các đối tượng.

Chúng ta cần phải làm ngay bây giờ, cùng chuyển đổi LTTP trước khi quá muộn, nhằm ngăn đói nghèo, mất đa dạng sinh học… có thể trở nên tầm trọng hơn.

Đông Nam Á là nơi đây có các trung tâm phát triển sáng tạo về nông nghiệp. Chúng ta cùng xây dựng ý tưởng, lấy đây làm xuất phát điểm để cùng chung tay chuyển đổi sang hệ thống LTTP bền vững, đảm bảo hệ thống có sự tin tưởng , sức chống chịu.

Tháo bỏ những rào cản đ xây dựng những kiến nghị có thể thực thi

Ông Qu Dongyu, Tổng Giám đốc, Tổ chức Nông lương thực Liên hợp quốc (FAO) chia sẻ cam kết tham dự chương trình hệ thống lương thực bền vững một hành tinh một cách hiệu quả để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi tới việc tiêu dùng bền vững.

Theo ông Qu Dongyu, Tổng Giám đốc, Tổ chức Nông lương thực Liên hợp quốc (FAO), FAO cam kết cùng với các bên phát triển sản xuất tốt hơn, môi trường tốt hơn, không bỏ ai lại phía sau. Ảnh: Nhóm PV.

Theo ông Qu Dongyu, Tổng Giám đốc, Tổ chức Nông lương thực Liên hợp quốc (FAO), FAO cam kết cùng với các bên phát triển sản xuất tốt hơn, môi trường tốt hơn, không bỏ ai lại phía sau. Ảnh: Nhóm PV.

Theo ông Qu Dongyu, Hội nghị là cơ hội để giúp chúng ta giải quyết những thách thức đa khía cạnh, mất cân bằng thực phẩm, mất dinh dưỡng, tăng khả năng chống chịu. FAO cam kết cùng với các bên phát triển sản xuất tốt hơn, môi trường tốt hơn, không bỏ ai lại phía sau.

Hội nghị là điều kiện để thảo luận và tháo bỏ những rào cản để xây dựng những kiến nghị có thể thực thi, huy động các bên tham gia. Tuy nhiên, chúng ta không thể thực hiện việc này nếu như không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng.

Xây dựng hành động cụ thể cho từng quốc gia

Phát biểu bế mạc phiên 1, ông Joao Campari, Trưởng nhóm Thực hành lương thực toàn cầu WWF chia sẻ: Tất cả chúng ta đều phải chung tay cùng nhau hướng tới mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030. Cách duy nhất để chúng ta đạt được những mục tiêu đó là chúng ta phải có những hành động đầy hoài bão để chuyển đổi hệ thống LTTP với tính cấp bách và quy mô lớn.

Trên thực tế, hoạt động này đã có những kết quả nhất định, tuy nhiên chúng ta vẫn chưa đạt được những mục tiêu dự kiến do hành động chưa đủ.

Để chuyển đổi hệ thống LTTP, chúng ta phải có kế hoạch chuyển đổi và giải pháp cần thiết để giải những bài toán này. Phải có sự tham gia của tất cả chúng ta, cùng nhau hướng tới phát triển Hệ thống LTTP bền vững nhưng phải bảo vệ, gìn giữ môi trường sinh thái và giảm phát thải khí nhà kính.

Ông Joao Campari, Trưởng nhóm Thực hành lương thực toàn cầu WWF cho rằng cần xây dựng hệ thống LTTP ở cấp quốc gia, khu vực chứ không chỉ là hệ thống toàn cầu để phù hợp với bối cảnh từng quốc gia, địa phương. Ảnh: Nhóm PV.

Ông Joao Campari, Trưởng nhóm Thực hành lương thực toàn cầu WWF cho rằng cần xây dựng hệ thống LTTP ở cấp quốc gia, khu vực chứ không chỉ là hệ thống toàn cầu để phù hợp với bối cảnh từng quốc gia, địa phương. Ảnh: Nhóm PV.

Lâu nay chúng ta đang xem xét những thách thức từ những lăng kính của hệ thống lương thực toàn cầu, tuy nhiên, trên thực tế chúng ta phải chi tiết hơn, bóc tách vấn đề này theo hệ thống LTTP cấp quốc gia, khu vực chứ không chỉ là hệ thống toàn cầu để phù hợp với bối cảnh từng quốc gia, địa phương.

Do đó, cần phải có những giải pháp tùy chỉnh cho phù hợp, phải giúp các quốc gia xác định hành động nào sẽ có tác động tiềm năng cao nhất đối với mỗi quốc gia.

Mỗi một quốc gia thành viên dựa trên tình hình an ninh lương thực, vấn đề môi trường, đa dạng sinh học để có hành động phù hợp và phải chi tiết hóa ở các địa phương.  Trong quá trình này các địa phương có thể học hỏi lẫn nhau.

Trên cơ sở đó, ông Joao Campari bày tỏ mong muốn, thông qua hội nghị lần này, các đại biểu sẽ thảo luận để có hành động mang tính chuyển đổi ở cấp quốc gia. Trong đó tập trung vào các khía cạnh: Loại bỏ khoảng cách về hoài bão (mục tiêu phải đủ hoài bão dựa trên cơ sở khoa học; đánh giá tìm hiểu thêm yếu tố nào cần thiết đối với một hệ thống lương thực an toàn...); loại bỏ khoảng cách về chuyển đổi (các quốc gia ưu tiên quá trình chuyển đổi thông qua các hành động và sẽ có quy trình chính sách, quy định phù hợp để thực hiện... ); loại bỏ khoảng cách trong quá trình thực hiện (một hệ thống hỗ trợ cần được xây dựng cùng các đối tác phù hợp thông qua quy trình chính sách hợp lý , từ đó loại bỏ được khoảng cách trong quá trình thực hiện...).

Xem thêm
Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới

Hiện nay, truyền thông về quyền con người, thông tin đối ngoại đã được triển khai mạnh mẽ với sự quan tâm chỉ đạo, tham gia đóng góp của cả hệ thống chính trị.

Số hóa thị trường nông sản thông qua phần mềm AgriDataGo

AgriDatatGo là phần mềm giúp bà con nhanh chóng tiếp cận với thị trường mà sản phẩm hướng tới, cũng như cách thức để sản phẩm đáp ứng các yêu cầu của thị trường đó.

Uông Bí tiếp nhận gần 4.000 đơn đề nghị hỗ trợ sản xuất nông nghiệp

QUẢNG NINH Sau cơn bão số 3, các hộ dân và các công ty lâm nghiệp đang tích cực thực hiện tận thu, dọn dẹp phòng chống cháy rừng, chuẩn bị hiện trường trồng rừng vụ mới.