| Hotline: 0983.970.780

Thủ tướng ra công điện phòng chống cúm A/H7N9

Thứ Ba 28/03/2017 , 07:01 (GMT+7)

Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện 427/CĐ-TTg về việc việc tập trung phòng chống virus cúm A/H7N9 và các chủng virus...

Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện 427/CĐ-TTg về việc việc tập trung phòng chống virus cúm A/H7N9 và các chủng virus cúm gia cầm có khả năng lây sang người xâm nhiễm vào Việt Nam.

Tiêu hủy gia cầm nhiễm bệnh

Theo Công điện, trong gần 3 tháng đầu năm 2017, Trung Quốc đã ghi nhận 533 người bị nhiễm virus cúm A/H7N9, trong đó các tỉnh có chung biên giới với nước ta là Quảng Tây có 17 người bị nhiễm cúm A/H7N9 do tiếp xúc với gia cầm sống bán tại chợ và tỉnh Vân Nam có 2 người mắc bệnh.

Đồng thời, Trung Quốc đã phát hiện trên 2.000 mẫu dương tính với virus cúm A/H7N9 trên gà, vịt, bồ câu, vẹt, ở môi trường tại các chợ gia cầm và một số trường hợp ở trại gia cầm nuôi thương phẩm, gia cầm giống.

Nguy cơ virus cúm A/H7N9 và các chủng virus khác (A/H5N2, A/H5N8) từ nước ngoài xâm nhiễm vào nước ta qua biên giới là rất cao. Để chủ động ngăn chặn, Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục thực hiện công tác phòng chống dịch theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 18/TTg-KGVX ngày 27/02/2017, đồng thời tập trung chỉ đạo quyết liệt một số biện pháp sau:

1. Nghiêm cấm mọi hình thức vận chuyển, buôn bán, giết mổ, tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu, kể cả hình thức cho, tặng gia cầm và sản phẩm gia cầm qua biên giới của các tổ chức, cá nhân và cư dân khu vực biên giới.

2. Tổ chức giám sát chặt chẽ tại cửa khẩu, đường mòn, lối mở khu vực biên giới đối với người từ vùng có dịch cúm A/H7N9 nhập cảnh vào Việt Nam và xây dựng phương án xử lý triệt để ca bệnh khi phát hiện có bệnh nhân nhiễm virus cúm A/H7N9 tại Việt Nam.

3. Tổ chức lấy mẫu giám sát chủ động đối với gia cầm và môi trường nhằm phát hiện virus cúm A/H7N9 và các chủng virus cúm gia cầm chưa có ở Việt Nam xâm nhiễm vào nước ta.

4. Quy định cụ thể, giám sát chặt chẽ khu vực buôn bán, giết mổ gia cầm tại các chợ có bán gia cầm sống và tổ chức thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc sau mỗi buổi chợ; xây dựng phương án đóng cửa chợ gia cầm và có các biện pháp xử lý khi phát hiện có virus cúm A/H7N9 tại chợ.

5. Tổ chức diễn tập tình huống theo kế hoạch ứng phó cúm A/H7N9 của Bộ NN-PTNT, Bộ Y tế. Các Bộ, ngành có liên quan, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động chỉ đạo các cơ quan chức năng chuyên ngành phối hợp để triển khai thực hiện các biện pháp quyết liệt góp phần ngăn chặn sự xâm nhập và lây lan của virus cúm A/H7N9 và các chủng virus cúm gia cầm khác xâm nhiễm vào Việt Nam.

Xem thêm
ĐBSCL thiếu nước hay không biết giữ nước?

CẦN THƠ 'Sông có nước, trên trời có nước, vậy tại sao ĐBSCL lại thiếu nước?', vấn đề được các chuyên gia đặt ra để đi tìm giải pháp cho câu chuyện giữ nước của vùng.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Gần 1 triệu lượt khách tới Khánh Hòa dịp lễ 30/4 - 1/5

Dịp lễ 30/4 và 1/5, tỉnh Khánh Hòa thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan, nghỉ dưỡng, tổng doanh thu từ khách du lịch đạt hơn 1.300 tỷ đồng.

Cò đã trắng trên miền cát mặn

Một bầy cò trắng tranh nhau dầm những đôi chân khẳng khiu trong hồ nước hiếm hoi giữa miền cát trắng. Nghe tiếng động, chúng nháo nhác bay lên, sải những đôi cánh trắng muốt...