| Hotline: 0983.970.780

Thừa Thiên - Huế: Hơn 3.000ha lúa hè thu nhiễm sâu bệnh

Thứ Sáu 29/07/2022 , 08:33 (GMT+7)

Trong số hơn 3.000ha bị nhiễm sâu bệnh, có hơn 2.000ha lúa nhiễm bệnh khô vằn, tỷ lệ 10 - 20%, nơi cao 30 - 40%. Nguy cơ các loại sâu bệnh tiếp tục tăng.

Nông dân phun thuốc trừ sâu phòng chống sâu bệnh. Ảnh: Công Điền.

Nông dân phun thuốc trừ sâu phòng chống sâu bệnh. Ảnh: Công Điền.

Theo Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh Thừa Thiên – Huế, tình hình sâu bệnh vụ hè thu đang diễn biến phức tạp và có dấu hiệu lây lan. Thống kê cho thấy, đã có hơn 3.000ha lúa của tỉnh bị sâu bệnh, chuột gây hại.

Cụ thể, tính đến nay, trên địa bàn toàn tỉnh đã có 2.030ha lúa nhiễm bệnh khô vằn, tỷ lệ 10 - 20%, nơi cao 30 - 40%; bệnh lem lép diện tích nhiễm 70ha, tỷ lệ bệnh 5 - 10%; sâu cuốn lá nhiễm 252ha, mật độ 10 - 20 con/m2, nơi cao 20 - 30 con/m2, giai đoạn trưởng thành; nhện gié nhiễm 550ha, tỷ lệ 5 - 10%, nơi cao 20%.

Bên cạnh đó, nạn chuột gây hại cũng khiến nông dân lo lắng. Đến nay đã có 174ha bị chuột gây hại, tỷ lệ 5 - 10%, nơi cao 20%. Các đối tượng sinh vật gây hại khác như rầy, bọ phấn, thối thân thối bẹ, đốm nâu, gạch nâu... gây hại mật độ và tỷ lệ bệnh thấp.

Theo Đài Khí tượng thủy văn Thừa Thiên - Huế, cuối tháng 7 và đầu tháng 8/2022, thời tiết trên địa bàn tỉnh dự báo nắng nóng, nhiệt độ cao, chiều tối và đêm có mưa rào, nóng ẩm. Đây là điều kiện thuận lợi cho một số đối tượng sinh vật gây hại gia tăng trên đồng ruộng nếu không tích cực chủ động kiểm tra và chỉ đạo phòng trừ.    

Vì vậy, Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh Thừa Thiên – Huế đề nghị các địa phương trong tỉnh theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, tình hình sinh trưởng phát triển cây lúa, hướng dẫn nông dân phòng trừ kịp thời trên diện hẹp, tránh chủ quan để các đối tượng sinh vật phát sinh gây hại nặng. Đồng thời khuyến cáo một số biện pháp phòng trừ sâu bệnh trong thời gian tới.

Đã có hơn 3.000/24.630 ha lúa vụ hè thu tại Thừa Thiên - Huế bị sâu bệnh và chuột gây hại. Ảnh: Công Điền.

Đã có hơn 3.000/24.630 ha lúa vụ hè thu tại Thừa Thiên - Huế bị sâu bệnh và chuột gây hại. Ảnh: Công Điền.

Cụ thể, tập trung chỉ đạo phòng trừ một số sinh vật gây hại chính như sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu, bọ phấn (rầy phấn trắng), nhện gié, bệnh lem lép hạt. Đối với chuột, hiện cây lúa đang do giai đoạn làm đòng - trỗ nên có vị ngọt, do đó giai đoạn này ưu tiên sử dụng các biện pháp cơ học (như bẫy kẹp, bẫy dính... ) và đánh bắt thủ công sẽ có hiệu quả hơn so với đặt bẫy bã.

Riêng đối với bệnh khô vằn, cần vệ sinh bờ dường kết hợp phun trừ khi bệnh mới xuất hiện bằng các loại thuốc như Validacin 5L, Amistartop 325SC, Mixperfect 525SC..., chú ý phun kỹ vào ổ nấm bệnh để hạn chế lây lan.

Nông dân khi phun thuốc phải đảm bảo theo nguyên tắc "4 đúng”, phun đủ lượng nước thuốc trên đơn vị diện tích (20 - 30 lít/500m2), phun vào chiều tối, sau khi phun gặp mưa dông tiến hành phun lại lần 2 để hạn chế sinh vật gây hại tái nhiễm. Cần giữ nước trong ruộng từ khi làm đòng đến trỗ - chín, chỉ tháo cạn ruộng trước khi thu hoạch 7 ngày.

Vụ hè thu 2022, Thừa Thiên - Huế gieo cấy khoảng 24.630ha. Đến nay, diện tích lúa trỗ khoảng 1.500ha, diện tích lúa còn lại đang giai đoạn làm đòng. Do giá cả vật tư, phân bón liên tục tăng cao, trong khi đó giá lúa thương phẩm giảm thấp, cùng điều kiện thời tiết khô hạn nên trong vụ hè thu 2022, nông dân Thừa Thiên - Huế phải bỏ hoang hơn 1.000ha.

Xem thêm
Heo hơi tăng giá, người nuôi lãi 2 triệu đồng/tạ

BẾN TRE Heo hơi xuất bán tại chuồng ở huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre đang có giá từ 64 - 67 nghìn đồng/kg, tăng 4 - 7 nghìn đồng/kg so với cách đây 1 tháng.

Xuất khẩu động vật và sản phẩm động vật rộng đường

TÂY NINH Ngày 18/5, Bộ NN-PTNT phối hợp UBND tỉnh Tây Ninh tổ chức hội nghị thúc đẩy xuất khẩu động vật và sản phẩm động vật, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến chủ trì hội nghị.

Tiền Giang tôn vinh nhiều trí thức tiêu biểu lĩnh vực khoa học và công nghệ

Năm 2023, Sở Khoa học và Công nghệ đã nghiệm thu, kết thúc và trình ban hành quyết định công nhận 20 nhiệm vụ, trong đó lĩnh vực nông nghiệp có 10 nhiệm vụ.