| Hotline: 0983.970.780

Thừa Thiên - Huế: Phấn đấu có thêm 4-6 xã đạt chuẩn

Thứ Hai 30/03/2020 , 10:25 (GMT+7)

Như vậy, tỉnh Thừa Thiên - Huế sẽ có tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) từ 62 - 64 xã trong năm 2020.

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.

Theo đó, toàn tỉnh phấn đấu hoàn thành Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2016 - 2020. Tỷ lệ số xã đạt chuẩn chiếm 59% tổng số xã toàn tỉnh. Có thêm 4 - 6 xã đạt chuẩn trong năm 2020.

Huyện Quảng Điền đạt chuẩn NTM cấp huyện, thị xã Hương Thủy được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. Có 8 xã NTM nâng cao, 2 - 3 xã NTM kiểu mẫu. Có ít nhất 16 thôn NTM kiểu mẫu và 40 vườn mẫu được công nhận. Có ít nhất 50% số thôn, bản vùng đặc biệt khó khăn đạt chuẩn NTM.

Duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí đối với các xã đã đạt chuẩn, nhất là các tiêu chí đã có điều chỉnh nâng cao như tiêu chí tỷ lệ hộ nghèo, thu nhập, môi trường và an toàn thực phẩm, hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật, quốc phòng và an ninh,...

Đối với các xã còn lại, phấn đấu số tiêu chí đạt chuẩn bình quân tăng 0,5 tiêu chí/xã/năm và nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt. Ưu tiên thực hiện các tiêu chí về thu nhập, tỷ lệ hộ nghèo, môi trường, hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật, quốc phòng và an ninh.

Để đạt được những mục tiêu trên, cần triển khai các nhiệm vụ trọng tâm, như đẩy mạnh tuyên truyền, vận động; tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp; đào tạo nghề và giải quyết việc làm; đào tạo, nâng cao năng lực; huy động nguồn lực; bảo vệ môi trường, an sinh xã hội; giám sát, đánh giá; xây dựng kế hoạch thực hiện.

Tiếp tục huy động sức mạnh cả hệ thống chính trị tham gia xây dựng NTM; phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức đoàn thể nhân dân các cấp theo hướng mỗi đoàn thể được giao và chịu trách nhiệm về nội dung, tiêu chí cụ thể gắn với địa bàn được phân công phụ trách.

Vận động, giao trách nhiệm các ngành, các cấp nhận đăng ký đỡ đầu cho các xã phấn đấu thực hiện đạt chuẩn NTM và vận động các doanh nghiệp tham gia đầu tư, hỗ trợ các xã xây dựng NTM.

Đường giao thông nông thôn của tỉnh Thừa Thiên - Huế được mở rộng.

Đường giao thông nông thôn của tỉnh Thừa Thiên - Huế được mở rộng.

Bên cạnh đó, ưu tiên và bố trí các nguồn lực phù hợp cho các địa phương để đảm bảo thực hiện các tiêu chí và mục tiêu, kế hoạch đề ra. Đẩy mạnh xã hội hóa nguồn lực xây dựng NTM và phát huy vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng NTM.

Thực hiện tốt cơ chế, chính sách trong xây dựng NTM, nhất là chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, giảm nghèo, phát triển hợp tác xã, đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn.

Tiếp tục chỉ đạo phát triển hoàn thiện và bền vững về giáo dục, y tế, văn hóa và môi trường nông thôn gắn với cuộc vận động “Toàn dân xây dựng Thừa Thiên - Huế sáng - xanh - sạch, không rác thải”, "Ngày Chủ nhật xanh".

Theo Phó chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế, ông Nguyễn Văn Phương, cốt lõi của mục tiêu xây dựng NTM là nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân ở khu vực nông thôn. Vì vậy, tỉnh sẽ tập trung chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu sản xuất; nhất là đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phát triển nông nghiệp và nông thôn toàn diện gắn với xây dựng NTM.

Bên cạnh đó, đầu tư và hỗ trợ các mô hình phát triển sản xuất trên cơ sở các đề án, dự án của địa phương, ưu tiên các mô hình, dự án hợp tác liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp (phát triển sản xuất, liên kết theo chuỗi giá trị), các mô hình nhằm thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP)...

Xem thêm
Tỉnh Phú Thọ còn 15.983 hộ nghèo

Nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Phú Thọ do các hộ thiếu vốn sản xuất, kinh doanh, không có lao động, gia đình có người ốm đau, bệnh tật...

'Nông dân số' ở làng cổ Đường Lâm

Từ mục đích lưu giữ kỷ niệm trên Tiktok, anh Chế 'Ba Vì' dần chuyển đổi những nội dung trên kênh sang giới thiệu nông sản, bán hàng để tăng thu nhập cho gia đình.

Chương trình OCOP là 'cú hích' phát triển kinh tế vùng nông thôn

HẢI PHÒNG Chương trình OCOP và những sự hỗ trợ xung quanh như là một cú hích cực kỳ quan trọng để giúp cho nông dân nâng tầm giá trị sản phẩm của mình làm ra.