| Hotline: 0983.970.780

Thừa Thiên - Huế: Tổng kết 10 năm xây dựng nông thôn mới

Thứ Ba 08/10/2019 , 10:20 (GMT+7)

Chiều ngày 7/10, tỉnh Thừa Thiên- Huế tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2010-2020 trên địa bàn.

Tới dự Hội nghị có ông Bùi Thanh Hà, Phó Bí thư Tỉnh ủy; ông Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế.

16-31-00_nh
Tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm xây dựng NTM.

Sau gần 9 năm (2010 - 2019) thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, nhờ sự chỉ đạo sâu sát của Trung ương, sự vào cuộc quyết liệt của hệ thống chính trị các cấp và nỗ lực của người dân, Chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Thừa Thiên- Huế đã đạt được những kết quả tích cực.

Cụ thể, diện mạo nông thôn được đổi mới, hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất và dân sinh được đầu tư từng bước tiến tới đồng bộ, sản xuất có bước phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của người dân vùng nông thôn đã được nâng cao; số xã đạt chuẩn nông thôn mới bảo đảm tiến độ và cùng với các địa phương khác trên cả nước đã góp phần đạt mục tiêu chung của chương trình do Chính phủ đề ra giai đoạn 2010-2020.

Nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và nhân dân về xây dựng nông thôn mới cũng đã có những chuyển biến khá sâu sắc và rõ nét. Hạ tầng nông thôn được tăng cường, diện mạo nông thôn có bước khởi sắc. Toàn tỉnh đã huy động được một nguồn lực khá lớn lên tới 11.100 tỷ đồng, trong đó có nguồn lực đáng kể từ người dân, doanh nghiệp, để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, thực hiện Bộ tiêu chí nông thôn mới.

Trong 9 năm qua, toàn  tỉnh Thừa Thiên- Huế đã xây dựng mới và nâng cấp 120 công trình giao thông nông thôn, 31 công trình thủy lợi, 179 công trình trường học, 55 công trình nhà văn hóa trung tâm xã, 22 công trình nước sạch,…; hỗ trợ 641 mô hình phát triển sản xuất để nâng cao thu nhập, giảm nghèo cho người dân.

Thu nhập bình quân khu vực nông thôn toàn tỉnh năm 2019 ước đạt 33 triệu đồng/người/năm, gấp 2,66 lần so với năm 2010 và 1,45 lần so với năm 2015 (23 triệu đồng). Tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn hiện còn 7,25%, giảm 4,8% so với năm 2015 (12 %), bình quân giảm 1,6% /năm; so với năm 2010 giảm hơn 50% (14%). Văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ, an sinh xã hội cơ bản được đảm bảo; chất lượng giáo dục và cơ sở vật chất tiếp tục được nâng lên.

Đến nay, tỉnh Thừa Thiên- Huế có 44/104 xã đạt chuẩn nông thôn mới (tỉ lệ 42,3%), số tiêu chí bình quân đạt 16,2 tiêu chí/xã, không còn xã dưới 8 tiêu chí. Trong đó, huyện Nam Đông đã được Chính phủ tặng cờ thi đua và 5 xã điển hình được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen là Phong Hải (Phong Điền), Hương Giang, Hương Hoà (Nam Đông), Phú Thượng (Phú Vang) và Nhâm (A Lưới).

Tỉnh Thừa Thiên- Huế phấn đấu đến cuối năm 2019 có 54 xã đạt chuẩn nông thôn mới để làm tiền đề đạt mục tiêu 59% số xã đạt chuẩn vào năm 2020. Theo đó, chọn 13 xã tiêu biểu tại 8 huyện, thị xã để triển khai xây dựng thí điểm xã nông thôn mới nâng cao, xã nông thôn mới kiểu mẫu làm cơ sở phát triển, nhân rộng.

Giai đoạn 2020 – 2025, tỉnh Thừa Thiên- Huế phấn đấu có ít nhất 3/8 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới, 78/104 sẽ xã đạt chuẩn nông thôn mới (đạt tỷ lệ 75%), trong đó có 20% xã nông thôn mới kiểu mẫu và 5% xã nâng cao.

Xem thêm
Ra mắt Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô'

Kiên Giang Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô' là nơi học tập, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Mô hình tuyến đường kiểu mẫu ở Đồng Tháp

Đồng Tháp Chương trình xây dựng nông thôn mới ở Đồng Tháp góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững, tạo dựng một môi trường sống xanh, sạch, đẹp và văn minh.

Sản phẩm OCOP và câu chuyện phát triển vùng nguyên liệu

Bắc Kạn Bên cạnh việc nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP, nhiều hợp tác xã, doanh nghiệp ở tỉnh Bắc Kạn cũng chú trọng phát triển vùng nguyên liệu.