| Hotline: 0983.970.780

Thừa Thiên – Huế chuyển đổi số theo triết lý ‘bắt buộc trước, tự nguyện sau’

Thứ Năm 18/08/2022 , 23:21 (GMT+7)

Những thành tựu mà Thừa Thiên – Huế có được trong chuyển đổi số là do được triển khai đồng bộ và xuyên suốt; thực hiện theo triết lý 'bắt buộc trước, tự nguyện sau'.

Toàn cảnh lễ khai mạc Tuần lễ Chuyển đổi số - Huế 2022. Ảnh: CĐ.

Toàn cảnh lễ khai mạc Tuần lễ Chuyển đổi số - Huế 2022. Ảnh: CĐ.

Ngày 18/8 UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế phối hợp cùng Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) khai mạc Tuần lễ Chuyển đổi số - Huế 2022 với chủ đề “Chuyển đổi số tạo đà đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội”.

Tuần lễ Tuần lễ Chuyển đổi số - Huế 2022 diễn ra đến hết 19/8 với nhiều hoạt động phong phú gồm 6 phiên chuyên đề, 3 tọa đàm chuyên sâu, triển lãm các giải pháp công nghệ số tiêu biểu.

Ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND Thừa Thiên - Huế phát biểu tại lễ khai mạc. Ảnh: CĐ.

Ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND Thừa Thiên - Huế phát biểu tại lễ khai mạc. Ảnh: CĐ.

Phát biểu khai mạc, ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND Thừa Thiên - Huế cho biết: Tuần lễ chuyển đổi số năm nay hướng đến công tác chuyển đổi số cho các cơ quan, doanh nghiệp một cách thực chất, hiệu quả với các chương trình tư vấn chuyển đổi số, chia sẻ kinh nghiệm và trải nghiệm các giải pháp số.

“Thông qua Tuần lễ chuyển đổi số - Huế 2022, Thừa Thiên Huế kỳ vọng sẽ có được những tham vấn nhằm xây dựng chiến lược chuyển đổi số trong giai đoạn mới cho Thừa Thiên - Huế nói riêng và các địa phương nói chung”, ông Phương nhấn mạnh.

Cắt băng triển lãm giới thiệu các nền tảng, giải pháp số tại Tuần lễ Chuyển đổi số - Huế 2022. Ảnh: CĐ.

Cắt băng triển lãm giới thiệu các nền tảng, giải pháp số tại Tuần lễ Chuyển đổi số - Huế 2022. Ảnh: CĐ.

Ông Nguyễn Huy Dũng, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đánh giá cao nỗ lực thực hiện chuyển đổi số của Thừa Thiên – Huế và kỳ vọng địa phương sẽ từng bước kiến tạo một mô hình chuyển đổi số cấp tỉnh điển hình lấy người dân làm trung tâm phát triển kinh tế xã hội vì một cuộc sống tốt đẹp hơn.

“Những thành tựu của tỉnh Thừa Thiên - Huế trong chuyển đổi số nhờ sự quan tâm của các cấp lãnh đạo từ lãnh đạo cao cấp nhất; triển khai đồng bộ và xuyên suốt 3 cấp tỉnh – huyện – xã; thực hiện theo triết lý bắt buộc trước, tự nguyện sau; triển khai một nền tảng, nhiều ứng dụng, nhiều đối tác và xây dựng được một Sở Thông tin và Truyền thông mạnh quản lý các nền tảng, các đối tác hiệu quả”, ông Dũng chia cho hay.

Một gian hàng chuyển đổi số. Ảnh: CĐ.

Một gian hàng chuyển đổi số. Ảnh: CĐ.

Cũng trong khuôn khổ Tuần lễ Chuyển đổi số - Huế 2022, ban tổ chức đã triển lãm giới thiệu các nền tảng, giải pháp số với 25 gian hàng; tổ chức giao lưu sinh viên với chủ đề: chuyển đổi số với tinh thần khởi nghiệp của thế hệ trẻ mời các chuyên gia chia sẻ với hàng trăm sinh viên tại Huế đặc biệt là sinh viên Công nghệ thông tin nhằm truyền cảm hứng cho lực lượng nhân lực số tương lai cho Huế.

Thừa Thiên - Huế là một trong những địa phương đi đầu trong công tác Chuyển đổi số. Hàng loạt các chỉ số xếp hạng cấp tỉnh năm 2021 đều nằm trong nhóm đầu của cả nước như chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh PAPI xếp vị trí số 1 toàn quốc; chỉ số sẵn sàng ứng dụng công nghệ thông tin ICT xếp thứ 2 toàn quốc; chỉ số chuyển đổi số DTI xếp thứ 2 toàn quốc; chỉ số cải cách hành chính PAR Index xếp thứ 4 toàn quốc năm 2021.

Đặc biệt, liên tục trong 2 năm 2020, 2021 chỉ số chuyển đổi số cấp tỉnh của Thừa Thiên Huế đều giữ vững ở vị trí thứ 2 toàn quốc. Thừa Thiên - Huế kỳ vọng, với sự tham gia của các doanh nghiệp, chuyển đổi số sẽ tạo ra sự phát triển đột phá về kinh tế - xã hội, đem lại lợi ích lớn cho người dân.

Xem thêm
Báo chí phải phản ánh hào khí và sức vươn lên của dân tộc

Kỷ nguyên mới đặt ra yêu cầu nhiệm vụ mới, cao hơn đối với báo chí cách mạng, đòi hỏi báo chí cũng phải phát triển tương xứng, vươn mình cùng dân tộc, xứng tầm nền báo chí chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại.

Lai Vung tỏa sáng Ngày hội tôn vinh nghề truyền thống

Đồng Tháp Ngày hội tôn vinh Nghề truyền thống không chỉ là sự kiện giao lưu văn hóa mà là nền tảng xây dựng huyện Lai Vung hiện đại, văn minh và mang bản sắc đậm đà.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Trường Sơn: Hương tóc, hương rừng

Những ngày cuối năm, đồng bào PaKô, Vân Kiều thôn Trăng – Tà Puồng, mang a chói (gùi) sau lưng, lũ lượt vào rừng hái bồ kết đem về phơi khô, bán cho thương lái...