| Hotline: 0983.970.780

60% doanh nghiệp vấp rào cản tài chính khi chuyển đổi số

Thứ Ba 16/08/2022 , 19:40 (GMT+7)

Dù nhận thức được tầm quan trọng và vai trò của chuyển đổi số, doanh nghiệp nhỏ và vừa, đặc biệt do phụ nữ làm chủ, còn gặp nhiều khó khăn, thách thức.

Theo Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 3 khó khăn chính ngăn doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số là: Chi phí đầu tư, ứng dụng công nghệ số (chiếm 60,1%); Thay đổi thói quen, tập quán kinh doanh (52,3%) và Thiếu nhân lực nội bộ để ứng dụng công nghệ số (52,3%).

Quang cảnh Hội thảo Chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa do nữ làm chủ ngày 16/8.

Quang cảnh Hội thảo Chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa do nữ làm chủ ngày 16/8.

Trong bối cảnh chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu, nhiều đơn vị quan tâm tới những thách thức cũng như kinh nghiệm triển khai chuyển đổi số trong doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực và lợi thế cạnh tranh, tạo ra các giá trị mới cho doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa do nữ làm chủ.

Phó Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp Trịnh Thị Hương chia sẻ: "Ngày càng nhiều doanh nghiệp nhận thức được tầm quan trọng và vai trò của chuyển đổi số. Doanh nghiệp cũng có nhiều thuận lợi trong quá trình chuyển đổi số như: sự chuyển dịch, thay đổi thói quen của người tiêu dùng, sự linh hoạt của các doanh nghiệp Việt Nam, sự sẵn sàng của công nghệ, các nhà cung cấp chuyển đổi số trong doanh nghiệp".

Tại Việt Nam, số doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ chiếm khoảng 24-25% tổng số doanh nghiệp trong cả nước. Ngành nghề kinh doanh của các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ tập trung nhiều nhất ở các ngành dịch vụ bán buôn, bán lẻ, chiếm khoảng 75%, ngành công nghiệp chế biến chế tạo 14,6%; khoa học công nghệ 7,3%.

Đặc điểm này khiến chuyển đổi số càng trở nên cấp thiết, theo bà Hương. Vì vậy, trong khuôn khổ Chương trình Hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025, Cục Phát triển doanh nghiệp phối hợp với Hội đồng doanh nhân nữ và Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) thông qua Dự án LinkSME muốn giúp các doanh nghiệp thấy được bức tranh tổng thể về chuyển đổi số.

Số doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ không ngừng tăng lên thời gian qua.

Số doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ không ngừng tăng lên thời gian qua.

Dự án LinkSME cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã hỗ trợ kỹ thuật chuyên sâu cho 100 doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong đó có 10 doanh nghiệp do nữ làm chủ để cải thiện chiến lược kinh doanh, nâng cao năng lực sản xuất.

Thời gian tới, khoảng 150 doanh nghiệp do nữ làm chủ sẽ được hỗ trợ nhằm thúc đẩy lộ trình chuyển đổi số và hàng nghìn nữ doanh nhân sẽ được tiếp cận những kiến thức và thông tin về chuyển đổi số thông qua các hội thảo và đào tạo. Những biện pháp chính được thực hiện, gồm thông tin chi tiết lộ trình chuyển đổi số, các giải pháp truy xuất nguồn gốc và thương mại điện tử.

Báo cáo của Hiệp hội Nữ doanh nhân Việt Nam cho thấy, số lượng doanh nghiệp Việt Nam do phụ nữ làm chủ tăng nhanh những năm gần đây, từ 4% vào năm 2009 đã lên tới 21% vào năm 2011 và đến nay đạt tỷ lệ 25%, cao nhất khu vực Đông Nam Á.

Không chỉ tăng về số lượng, nhiều doanh nhân nữ hiện đạt nhiều thành tựu lớn và được vinh danh các danh hiệu cao quý và giải thưởng quốc tế như: Anh Hùng lao động thời kỳ đổi mới; Top 50 doanh nhân quyền lực nhất châu Á; Nữ doanh nhân ASEAN tiêu biểu...

Nhằm phát triển vào chiều sâu, hỗ trợ hơn nữa những doanh nghiệp nhỏ và vừa do nữ làm chủ, USAID sẽ có nhiều hoạt động thúc đẩy chuyển đổi số. Một trong số đó là thiết lập mạng lưới chuyên gia cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp với giá ưu đãi, kết hợp với các buổi đào tạo và nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp.

Xem thêm
Ngành tôm toàn cầu sẽ tăng trưởng khiêm tốn trong năm 2024

Các thị trường quan trọng như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ có sự cải thiện nhẹ về nhu cầu tiêu thụ tôm, nhưng khó khăn vẫn còn nhiều.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Hoàng Anh Gia Lai sẽ trồng thêm 2.000ha chuối trong năm 2024

TP.HCM Bầu Đức cho biết, năm 2024 không thoái vốn, cố gắng xóa nợ và rất thận trọng trong đầu tư, tiếp tục kiên trì với 'hai cây, một con' gồm chuối, sầu riêng và heo.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm