| Hotline: 0983.970.780

Thừa Thiên- Huế: Tăng đàn lợn theo hướng chăn nuôi an toàn sinh học

Thứ Sáu 10/07/2020 , 12:12 (GMT+7)

Tỉnh Thừa Thiên- Huế đã tăng đàn lợn an toàn sinh học gần 140 ngàn con sau dịch, hàng ngàn hộ dân ký cam kết chăn nuôi an toàn và không sử dụng chất cấm.

Trang trại chăn nuôi lợn an toàn sinh học của người dân ở huyện Phong Điền. Ảnh: Tiến Thành.

Trang trại chăn nuôi lợn an toàn sinh học của người dân ở huyện Phong Điền. Ảnh: Tiến Thành.

Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y Thừa Thiên- Huế, sau khi bùng phát bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) tổng đàn lợn ở địa phương giảm mạnh. Nhờ triển khai nhanh việc nuôi tái đàn, đến nay, Thừa Thiên- Huế đã tăng đàn lợn an toàn sinh học lên 138.860 con, lợn nái giống có 17.000 con.

Chuồng nuôi và thức ăn cho lợn nuôi theo mô hình an toàn sinh học luôn được đảm bảo . Ảnh: Tiến Thành.

Chuồng nuôi và thức ăn cho lợn nuôi theo mô hình an toàn sinh học luôn được đảm bảo . Ảnh: Tiến Thành.

Để việc tái đàn hiệu quả, ngành thú y địa phương cũng đã cử cán bộ trực tiếp về các gia trại, trang trại để hướng dẫn người chăn nuôi lợn tích cực đầu tư để đủ điều kiện an toàn sinh học như: khu cách ly, quản lý xuất nhập giống, thức ăn, người và vật trung gian ra vào trại, hạn chế dùng nước tắm rửa, dùng đệm lót sinh học, men sinh học.... Tổ chức các khóa đào tạo “Mô hình dạy nghề chăn nuôi lợn, gà” do Trung tâm dạy nghề Hội Nông dân hỗ trợ đào tạo.

Tỉnh Thừa Thiên Huế đang phát triển đàn lợn theo hướng chăn nuôi an toàn sinh học. Ảnh: Tiến Thành.

Tỉnh Thừa Thiên Huế đang phát triển đàn lợn theo hướng chăn nuôi an toàn sinh học. Ảnh: Tiến Thành.

Cùng với đó, hướng dẫn người dân thực hiện chăn nuôi an toàn và cam kết không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, kết quả 6.802 hộ đã ký cam kết. 

Xem thêm
Hơn 200 đơn vị tham gia Triển lãm công nghệ, dịch vụ cho thú cưng

TP.HCM Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng tại Việt Nam - Petfair Vietnam và Livestock Vietnam 2024 được tổ chức tại SECC, quận 7, TP.HCM.

Hưng Yên làm sống lại các lớp học IPM

Thời gian qua, trong khi ở một số tỉnh việc quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) bị lơ là thì Hưng Yên đã tìm cách vực dậy.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất