| Hotline: 0983.970.780

Thúc đẩy phát triển sản xuất chè bền vững

Thứ Hai 15/06/2020 , 07:01 (GMT+7)

Chủ đề hội nghị trên vừa được Bộ NN- PTNT tổ chức tại Thái Nguyên với sự tham dự của các đơn vị thuộc Bộ, các tổ chức, cá nhân trồng chè.

Các đại biểu tham dự hội nghị tham quan thực tế vùng chè đặc sản Tân Cương (Thái Nguyên). Ảnh: Đồng Văn Thưởng.

Các đại biểu tham dự hội nghị tham quan thực tế vùng chè đặc sản Tân Cương (Thái Nguyên). Ảnh: Đồng Văn Thưởng.

Đại diện lãnh đạo một số Bộ, ngành, Hiệp hội chè, Hội khoa học chè, các địa phương sản xuất chè, một số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sản phẩm chè đã tham dự hội nghị. Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh dự và chủ trì hội nghị.

Việt Nam là một quốc gia trồng, sản xuất và chế biến chè, có diện tích và sản lượng chè đứng thứ 5 nhưng năng suất lại đứng hàng thứ 3 trong tổng số 50 quốc gia sản xuất chè trên thế giới.

Cụ thể, với diện tích 116.633 ha, năng suất đạt 23,15 tạ chè khô/ha, Việt Nam có sản lượng chè đạt 270 tấn. Nếu tính từ giai đoạn 1961 đến nay, sản lượng chè liên tục tăng mạnh và gấp 90 lần. Sự phát triển mạnh mẽ của cây chè và ngành sản xuất chè đã đặt ra yêu cầu mới với những thách thức mới với ngành hàng này.

Tại hội nghị, tham luận của các địa phương tập trung đề xuất các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn về công tác giống, khâu sản xuất, khâu chế biến, phát triển thị trường... với ngành chè. Một số ý kiến gợi mở từ phía Cục Bảo vệ thực vật, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cũng được trình bày tại hội nghị.

Quan điểm chung của các đơn vị tự chung lại, là phát triển cây chè đạt hiệu quả cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Để việc phát triển sản xuất ngành chè đảm bảo thực sự bền vững thì quy mô diện tích trồng chè phải phù hợp với yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu, địa bàn bố trí phù hợp với sinh thái và truyền thống canh tác, đồng thời phải có khả năng cạnh tranh về hiệu quả kinh tế với các cây trồng khác trên địa bàn.

Phát biểu kết luận tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN- PTNT Lê Quốc Doanh nhận định, định hướng của Thủ tướng Chính phủ là giữ ổn định diện tích chè 140.000 ha đến năm 2030. Do vậy, sự tăng trưởng phát triển của ngành chè Việt Nam trong giai đoạn tới không thể trông chờ vào việc mở rộng diện tích như giai đoạn vừa qua.

Theo Thứ trưởng, với 370 doanh nghiệp, cá nhân xuất khẩu chè sang 74 quốc gia và vùng lãnh thổ với khối lượng gần 140.000 tấn, giá xuất khẩu chỉ đạt trên dưới 2USD/kg chè.

Trong khi đó, với mức tiêu dùng bình quân khoảng 470gram chè/người/năm trên tổng dân số thì lượng chè tiêu thụ trong nước khoảng 45.000 tấn. Chè nội tiêu chủ yếu là chè xanh, giá bình quân là 8 – 10 USD/kg, gấp 5 lần giá bình quân xuất khẩu, mang lại thu nhập cao cho người làm chè nội tiêu.

Từ thực trạng đó, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh gợi mở nhóm các giải pháp về khoa học- công nghệ, là phải đầu tư nghiên cứu và xây dựng quy trình sản xuất chè an toàn, tập trung vào các giải pháp canh tác và giải pháp sinh học như sử dụng thiên địch, sử dụng thuốc thảo mộc để phòng trừ sâu bệnh hại trên chè.

Về đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho nông dân trồng chè và thực hành sản xuất chè bền vững sửu dụng thuốc BVTV theo IPM, ICM. Về quy hoạch vùng sản xuất, ngoài định dạng độ cao cho từng vùng miền để xác định giống chè phải gắn với các cơ sở chế biến và phân vùng nguyên liệu chè.

Thứ trưởng cũng yêu cầu việc hoàn thiện quy trình, tiêu chuẩn, quy chuẩn sản xuất chè an toàn. Trong đó, nhấn hiệu quả của việc tổ chức lại sản xuất theo hướng liên kết các hộ sản xuất nhỏ lẻ thành tổ hợp tác, HTX, công ty...

Về thực tiễn, nhóm những giải pháp nói trên chính là việc làm tốt công tác giống chè, công tác BVTV và tổ chức sản xuất liên kết.

Về chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển, Bộ NN- PTNT sẽ sớm trình Chính phủ sửa đổi chính sách hỗ trợ việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản cho phù hợp với điều kiện hiện nay.

Xem thêm
Chăn nuôi Bắc Kạn vượt khó: [Bài 1] Cứu cánh từ đàn đại gia súc

Trong bối cảnh dịch tả lợn Châu Phi hoành hành gây thiệt hại lớn, chăn nuôi đại gia súc trở thành cứu cánh của nhiều người dân, hợp tác xã ở tỉnh Bắc Kạn.

Biên Hòa phát hiện, xử lý các lò mổ lậu

Đồng Nai Lực lượng liên ngành thành phố Biên Hòa đang tăng cường kiểm tra, xử lý các điểm giết mổ không phép trên địa bàn, nhất là trong giai đoạn cuối năm.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.