| Hotline: 0983.970.780

Thuốc trừ nhện và sâu cuốn lá

Thứ Sáu 28/04/2017 , 07:01 (GMT+7)

Saromite 57EC (Propargite) là thuốc trừ nhện thuộc nhóm lưu huỳnh (S), dạng nhũ dầu, chứa 57% hoạt chất, mùi hôi khí lưu huỳnh (sulfur), màu nâu nhạt.

Là thuốc đặc trị các loài nhện hại cây, tác động qua đường tiếp xúc và xông hơi, hiệu lực trừ nhện nhanh và có thể kéo dài trên 20 ngày.

Saromite 57 EC (sản phẩm của Cty CP BVTV Sài Gòn - SPC) hiện được đăng ký trừ nhện đỏ hại chè, nhện gié và bọ phấn hại lúa, nhện lông nhung hại nhãn.

Ưu điểm của Sairomite 57EC là diệt được nhện qua các giai đoạn phát triển bao gồm nhện trưởng thành, nhện non và trứng nhện. Ít có khả năng gây kháng thuốc cho nhện. Thuốc thuộc nhóm độc 3. Rất ít độc với người và gia súc, ít độc với ong và các loài nhện là thiên địch bắt mồi, tương đối độc với cá. Thời gian cách ly 7 ngày. Saromite 57 EC (sản phẩm của Cty CP BVTV Sài Gòn - SPC) hiện được đăng ký trừ nhện đỏ hại chè, nhện gié và bọ phấn hại lúa, nhện lông nhung hại nhãn.

Cây trồng

Sâu hại

Liều lượng

 

 

Lúa

Bọ phấn

0,4 – 0,8 l/ha. Pha  15 – 25 ml/16 Lít. Lượng nước phun  400 – 500 l/ha. Phun thuốc khi mật số bọ phấn  khoảng 4 – 5 con/khóm lúa.

Nhện gié

0,4 – 0,5 l/ha. Pha 15 ml/16 lít. Lượng nước phun 500 – 600 l/ha.Phun ướt đều tán lá khi nhện mới xuất hiện.

Chè

Nhện đỏ

0,3 – 0,5 l/ha. Pha 15 ml/16 lít. Lượng nước phun 500 – 600 l/ha. Phun ướt đều tán lá khi nhện mới xuất hiện.

Nhãn

Nhện lông nhung

0,07 – 0,1%. Pha 70 – 100 ml/100 lít nước.

Chú ý khi sử dụng

- Nên phun nhiều nước, phun đều hai mặt lá, tránh phun khi vườn cây khô hạn, đang ở giai đoạn mẫn cảm như đang ra hoa (nếu cần thiết phun vào buổi chiều), thời tiết quá nóng hay quá lạnh… Không phun trên một số cây trồng mẫn cảm như đu đủ, vải và một số loài hoa.

- Để an toàn và hiệu quả nên đọc kỷ hướng dẫn trên nhãn trước khi sử dụng.

- Nhìn chung, có thể pha Saromite 57EC với nhiều loại thuốc trừ sâu, bệnh khác, ngoại trừ dầu khoáng và thuốc có tính kiềm mạnh như dung dịch Bordeaux.

- Ở nước ta, Propargite được đăng ký với nhiều tên thương mại khác nhau, sử dụng trừ nhện hại trên rau, đậu, cam, q, chè. Saromite 57EC được khuyến cáo sử dụng trừ nhện đỏ hại chè, nhện gié, bọ phấn hại lúa và nhện lông nhung hại nhãn.

Sâu cuốn lá là sâu hại phổ biến trên vùng lúa thâm canh cao. Ở ĐBSCL sâu cuốn lá xuất hiện và gây hại quanh năm. Phòng trừ sâu cuốn lá: (1) Vệ sinh đồng ruộng, làm sạch cỏ bờ, sạ cấy đồng loạt, (2) Mật độ sạ cấy vừa phải, (3) Bón cân đối hợp lý, không bón thừa đạm, bón đạm muộn, (4) Thăm đồng thường xuyên để phát hiện và phòng trừ sớm khi bướm xuất hiện hay sâu còn non chưa gây hại lại dễ phòng trừ, (5) Nếu sâu cuốn lá xuất hiện với mật số quá cao nhất là vào lúc lúa giai đoạn đòng – trổ có khả năng hại đến năng suất thì phải phun thuốc ngay.

Cần chú ý để đạt hiệu quả nên phun sớm khi sâu còn tuổi nhỏ và nên luân phiên thuốc vì sâu cuốn lá hình thành tính kháng thuốc tương đối nhanh. Các loại thuốc tham khảo: Sherzol EC, Sec Saigon 25EC, Comda gold 5WG, Comda 250EC… Nên phun thuốc vào lúc sáng sớm (bướm ướt cánh, bay chậm) hay chiều mát.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm