| Hotline: 0983.970.780

Thủy sản Việt Nam đủ sức đương đầu thách thức

Thứ Sáu 10/12/2021 , 19:57 (GMT+7)

Truyền thống làm nông nghiệp của người dân Việt Nam rất linh động, linh hoạt và người nuôi tôm sẽ tự biết phải làm gì trong bối cảnh hiện nay.

Hiện nay nguồn cung không đứt gãy hoàn toàn mà chỉ bị giảm sụt và hoàn toàn có khả năng tăng trưởng trở lại trong thời gian tới. Ảnh: Thanh Sơn.

Hiện nay nguồn cung không đứt gãy hoàn toàn mà chỉ bị giảm sụt và hoàn toàn có khả năng tăng trưởng trở lại trong thời gian tới. Ảnh: Thanh Sơn.

Theo Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta, ông Hồ Quốc Lực, ngành nuôi trồng thủy sản nói chung và ngành nuôi tôm nói riêng của Việt Nam vẫn đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

Ông Lực cho biết, hiện nay, người nuôi tôm rất khó có thể tiếp cận với những nguồn lực để tiếp tục triển khai việc thả nuôi lứa giống mới. Cộng với việc khó khăn trong di chuyển, giá cả bấp bênh khiến người nuôi tôm băn khoăn không biết có nên tiếp tục thả giống hay không.

“Theo khảo sát hiện nay, các cơ sở cung ứng giống đưa ra những ưu đãi rất cao, giảm giá đến 50%, chứng tỏ là mức tiêu thụ tôm giống cũng như thức ăn cho tôm đang giảm mạnh”, ông Hồ Quốc Lực nhận định.

Tuy nhiên, theo các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản, hiện nay, các thị trường xuất khẩu chủ lực như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản đang hồi phục kinh tế rất nhanh sau khi khống chế được dịch bệnh Covid-19. Cùng với đó, nhu cầu nhập khẩu thủy sản, nhất là mặt hàng tôm, cũng tăng cao. Nếu có thể tận dụng, nắm bắt thời cơ, ngành thủy sản vẫn đang có nhiều cơ hội để đẩy mạnh xuất khẩu trong các tháng cuối năm 2021.

Ông Hồ Quốc Lực cho rằng truyền thống làm nông nghiệp của người dân Việt Nam rất linh động, linh hoạt và người nuôi tôm sẽ tự biết phải làm gì trong bối cảnh hiện nay.

“Trong thời gian tới nếu dịch bệnh được kiểm soát tốt, người dân có thể triển khai một vụ nuôi trái vụ, với kĩ thuật nuôi tiến bộ như hiện nay, người nuôi hoàn toàn có thể tự tìm cách đối đầu với những rủi ro để đi tắt đón đầu việc tôm sẽ tăng giá sắp tới”, ông Lực nhận định.

Bên cạnh đó, ông Lực cũng cho rằng các doanh nghiệp lớn của Việt Nam đã có nhiều năm kinh nghiệm, bản lĩnh trên thương trường để có thể vượt qua những khó khăn như hiện nay.

Hiện nay nguồn cung không đứt gãy hoàn toàn mà chỉ bị giảm sụt và hoàn toàn có khả năng tăng trưởng trở lại trong thời gian tới. Các doanh nghiệp lớn đang dự trữ tôm thành phẩm để làm nguyên liệu chế biến cho quý 4 năm 2021. Nguồn tôm này đã được các đơn tích lũy từ những tháng cao điểm, khoảng tháng 5 - 7 vừa qua.

Chia sẻ về vấn đề huy động lực lượng lao động, đảm bảo sản xuất của các doanh nghiệp hiện nay, ông Hồ Quốc Lực phân tích: “Chúng ta không thể để đứt gãy hoàn toàn chuỗi cung ứng. Tôm vẫn phải nuôi, chế biến vẫn phải hoạt động. Hiện nay nhiều người lao động không thể tới nhà máy, mặt khác, chỗ ăn, nghỉ tại nhà máy cũng có hạn. Thế nhưng cho dù có đi làm hay không thì người dân vẫn cần thu nhập để đảm bảo cuộc sống cá nhân và gia đình”.

Theo đại diện Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta, hiện nay có một lượng không nhỏ những người lao động, trước đây phải làm ăn xa, nay đã về địa phương, bối cảnh có thể tác động đến suy nghĩ của họ rằng sắp tới nên tìm những công việc gần hơn, an toàn hơn. Vì thế các doanh nghiệp ở ĐBSCL không khó để thu hút lao động, bảo đảm cho hoạt động của doanh nghiệp sớm trở lại bình thường với điều kiện khống chế tốt dịch bệnh.

“Thực tế cho thấy việc thu hút lượng lớn lao động sẽ ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch. Theo đó, các doanh nghiệp cần chấp nhận, để có thể phòng chống dịch hiệu quả thì cần kéo dài thời gian phục hồi sản xuất, kinh tế, chỉ nhận một lượng có giới hạn người lao động”, ông Hồ Quốc Lực nêu quan điểm.

Xem thêm
Thả 4,7 triệu con tôm giống ra biển Gành Hào

Bạc Liêu Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Lễ hội Nghinh Ông huyện Đông Hải lần thứ XXI năm 2024.

Bộ đội Biên phòng vận động chủ tàu đánh số tạm thời với tàu cá '3 không'

Bà Rịa - Vũng Tàu Trong ngày 9 và 10/4, Đồn Biên phòng Bình Châu đã tổ chức tuyên truyền về phòng, chống khai thác IUU cho các ngư dân trên địa bàn.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm