| Hotline: 0983.970.780

Thuyền viên tàu Jung Woo 2 trở về: Chúng tôi không nghĩ có thể sống sót

Thứ Hai 06/02/2012 , 09:01 (GMT+7)

Anh Sĩ vẫn chưa thể quên được những ký ức kinh hoàng trong gần 1 tháng anh đối mặt với tử thần lênh đênh trên biển.

Anh Sĩ bàng hoàng nhớ lại sự việc tàu cháy
Vụ cháy tàu Jung Woo 2 thuộc Cty Sunwoo của Hàn Quốc rạng sáng ngày 11/1 khi đang ở vùng biển Ross, cách bờ biển đông nam New Zeland khoảng 3.700km đã khiến 23 thuyền viên người Việt Nam gặp nạn, người mãi mãi bỏ xác lại nơi biển khơi, người thương tích đầy mình.

Nhưng cho dù như thế nào thì người còn sống sót trở về được đã là một phép màu nhiệm, và trong số những người may mắn ấy có 2 thuyền viên ở huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh). Trong niềm hạnh phúc đoàn tụ với gia đình, hàng xóm các anh vẫn không thoát khỏi ám ảnh của những ngày lênh đênh giữa đại dương mênh mông.

Chúng tôi tìm đến gia đình thuyền viên Ngô Văn Sĩ (34 tuổi), ở xóm 8, xã Kỳ Hà, khi anh vừa từ cõi chết trở về chưa đầy 2 ngày. Bên trong ngôi nhà, hàng chục người là anh em họ hàng, bà con lối xóm đã đến thăm hỏi, chúc mừng anh may mắn thoát chết trở về đoàn tụ với gia đình.

Anh Sĩ vẫn chưa thể quên được những ký ức kinh hoàng trong gần 1 tháng anh đối mặt với tử thần lênh đênh trên biển. Anh kể: Rạng sáng ngày 11/1, khi chúng tôi lấy hết câu lên tàu, tắm rửa rồi đi ngủ. Vừa mới lên nằm chưa kịp chợp mắt thì nghe tiếng hô hoán tàu cháy rồi. Thế là mọi người gọi nhau vùng dậy chạy lên boong. Khi đám lửa đã cháy rất mạnh tôi mới chạy ra ngoài được nên mới bị bỏng nặng. Sau đó được anh em dìu lên boong mặc áo phao cho rồi đưa xuống phao cứu sinh. Nằm đau đớn trên phao cứu sinh trong lạnh giá, tôi không nghĩ mình có thể sống sót để trở về. Nhưng khoảng 4 giờ sau thì may mắn có một chiếc tàu đến cứu tất cả chúng tôi vào bờ. 3 người bị bỏng gồm tôi, Công và Ngoan được đưa vào nhập viện điều trị.

Lúc được chữa trị đỡ đau hơn tôi biết trên chiếc tàu bị cháy vẫn còn người bạn thân tên Quảng, ở xã Kỳ Trung trước đây từng đi Đài Loan với mình đang bị mắc kẹt, lòng tôi đau vô cùng.

Rời gia đình anh Sĩ, chúng tôi tiếp tục đến gia đình thuyền viên thứ hai may mắn sống sót trở về là anh Nguyễn Chí Công (SN 1989), ở thôn Tây Sơn, xã Kỳ Trung, huyện Kỳ Anh. Anh Công bị thương nhẹ hơn anh Sĩ nên được trở về nhà đúng ngày 29 tết. Những người thân gia đình anh Công cứ nghĩ năm nay sẽ không có tết thì nhận được tin báo anh Công sắp trở về, cái tết năm nay anh và gia đình thấy ấm áp, hạnh phúc hơn bao giờ hết, bởi sau gần một tháng sống trong tuyệt vọng, không một tin tức gì về anh, người nhà cứ nghĩ họ đã mất anh.

Trong 3 người bị thương ở huyện Kỳ Anh, hiện thuyền viên bị bỏng nặng nhất Trần Văn Ngoan (SN 1991), ở thôn Vĩnh Lợi, xã Kỳ Ninh vẫn chưa được ra viện.

Quây quần bên gia đình và bà con hàng xóm anh nhớ lại: “Đang mơ màng trong giấc ngủ thì tôi nghe tiếng hô tàu cháy! tàu cháy! Tôi vùng dậy chưa biết chuyện gì thì lửa đã cháy ngùn ngụt. Thấy mọi người chạy lên boong, tôi cũng vùng chạy theo, khi qua cửa thoát hiểm thì tôi bị lửa bén vào người. Sau đó tôi được mấy đồng nghiệp trên tàu kéo xuống phao cứu sinh. May mắn đến khi chúng tôi được một chiếc tàu lớn đến cứu đưa vô đất liền an toàn”.

Hiện sức khoẻ của anh Sĩ và anh Công đang dần bình phục nhưng lo lắng nhất hiện nay của các anh là khoản tiền nợ vay để đi XKLĐ.

Chị Phạm Thị Ba vợ anh Sĩ ôm đứa con nhỏ tâm sự: “Với mong muốn gia đình có cái mà trang trải cuộc sống, vợ chồng em vay mượn hơn 50 triệu đồng để anh Sĩ đi Hàn Quốc, vậy mà giờ lại gặp nạn thế này, không biết mai mốt làm gì mà trả nợ này, sao nông dân chúng em lại khổ thế này chứ”. Hiện vợ chồng anh Sĩ cùng con gái 1 tuổi rưỡi đang sống chung trong ngôi nhà của ông bà nội.

Còn bà Ơn, mẹ thuyền viên Nguyễn Chí Công thì thở dài: “Thằng Công may mắn thoát chết trở về đối với gia đình tui là một kỳ tích, nhưng giờ nó trở về trên người đầy thương tích, một lô nợ nần hơn 60 triệu đồng vay cho nó đi XKLĐ giờ không biết xoay xở ra sao...”.

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Bưu điện Việt Nam sẵn sàng 18.000 tỷ đồng chi trả lương hưu tháng 5

Bưu điện Việt Nam chuẩn bị nguồn lực sẵn sàng phục vụ chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) tháng 5/2024 cho hơn 3,3 triệu người sau kỳ nghỉ lễ 30/4.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm