| Hotline: 0983.970.780

Tiêm đủ vacxin, người chăn nuôi tự tin trước dịch bệnh

Thứ Sáu 10/11/2023 , 06:25 (GMT+7)

Các địa phương ở tỉnh Thanh Hóa đang tích cực, chủ động các biện pháp phòng, chống dịch bệnh nhằm bảo vệ đàn vật nuôi dịp cuối năm.

Thanh Hóa có hơn 1.000 trang trại chăn nuôi tập trung, gần 740.000 hộ chăn nuôi. Toàn tỉnh hiện có 440.000 con trâu, bò, 1,15 triệu con lợn, hơn 25 triệu con gia cầm.

Do đó, việc phòng chống bệnh có ý nghĩa quan trọng, góp phần ổn định đàn vật nuôi, tạo điều kiện cho ngành chăn nuôi phát triển bền vững.

Cùng với việc chủ động thực hiện các giải pháp chăn nuôi an toàn dịch bệnh, Thanh Hóa đã và đang tập trung chỉ đạo, điều hành, tổ chức tiêm các loại vacxin phòng dịch bệnh, bảo vệ đàn gia súc, gia cầm.

Cán bộ thú y tiêm phòng dịch cho đàn gia cầm. Ảnh: Quốc Toản.

Cán bộ thú y tiêm phòng dịch cho đàn gia cầm. Ảnh: Quốc Toản.

Để triển khai hiệu quả kế hoạch tiêm các loại vacxin phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm đợt 2 năm 2023, các cấp, các ngành, địa phương trong tỉnh Thanh Hóa tăng cường thông tin truyên truyền về tiêm phòng và lợi ích của hoạt động tiêm chủng.

Rà soát, bố trí đầy đủ lực lượng chuyên môn, triển khai tổ chức tiêm đồng loạt các loại vacxin phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm.

Các huyện phân công lãnh đạo, thành viên ban chỉ đạo phụ trách, bám địa bàn, chỉ đạo công tác tiêm phòng, kịp thời phát hiện yếu kém để khắc phục, thành lập đoàn kiểm tra, đôn đốc chỉ đạo công tác tiêm phòng và có biện pháp xử lý, giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc phát sinh.

Sau hơn 1 tháng triển khai kế hoạch tiêm phòng đợt 2 năm 2023, đến nay, tỷ lệ tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đạt trên 100% kế hoạch.

Ngành nông nghiệp, các địa phương đang đẩy nhanh tiến độ tiêm phòng, phấn đấu hoàn thành mục tiêu kế hoạch tiêm phòng trước ngày 15/11/2023.

Ông Mai Thế Sang, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Thanh Hóa cho biết, tiêm phòng là một trong những biện pháp phòng bệnh tốt nhất cho đàn gia súc, gia cầm.
Khi đàn gia súc, gia cầm được tiêm đúng, tiêm đủ các loại vacxin sẽ tạo miễn dịch chủ động ngăn chặn dịch bệnh phát sinh và lây lan, bảo vệ sức khỏe động vật, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ sức khoẻ con người.

Bên cạnh đó, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Thanh Hóa tăng cường phối hợp liên ngành, kiểm soát chặt chẽ việc giết mổ lưu thông thịt gia súc, gia cầm. Khuyến cáo bà con áp dụng biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh nhằm đảo bảo sức khỏe vật nuôi.

Hiện nay, ngành chăn nuôi Thanh Hóa tiếp tục xây dựng các cơ sở, vùng chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh để hạn chế rủi ro cho người nuôi. Trong 6 tháng đầu năm 2023, trên địa bàn tỉnh đã chứng nhận được 6 cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh. Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã xây dựng được 103 cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh.

Các hộ dân tuân thủ việc tiêm phòng vacxin cho đàn gia súc, gia cầm. Ảnh: Quốc Toản.

Các hộ dân tuân thủ việc tiêm phòng vacxin cho đàn gia súc, gia cầm. Ảnh: Quốc Toản.

Hiện đang là thời điểm giao mùa, người chăn nuôi đang tích cực tăng đàn, tái đàn nhằm phục vụ nhu cầu Tết Nguyên đán năm 2024. Do đó, nguy cơ lây lan, phát sinh dịch bệnh trên đàn vật nuôi rất cao.

Theo khuyến cáo của các ngành chức năng, ngoài các đợt tiêm chính, các địa phương, các trang trại, gia trại cần tiêm bổ sung cho số gia súc gia cầm mới phát sinh, đến tuổi tiêm. Hạn chế thấp nhất việc tiêm thiếu, tiêm chưa đủ làm phát sinh, lây lan dịch bệnh, ảnh hưởng đến chăn nuôi.

Để phòng bệnh tốt nhất cho đàn vật nuôi vào những tháng cuối năm, Sở NN-PTNT Thanh Hóa tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các địa phương thực hiện nghiêm quy định về phòng, chống dịch bệnh.

Trong đó, trọng tâm là công tác giám sát dịch bệnh, quản lý chăn nuôi an toàn sinh học, vệ sinh tiêu độc, khử trùng, các biện pháp ứng phó khi dịch bệnh xảy ra.

Chú trọng tiêm vacxin phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm để giảm nguy cơ bùng phát, lây lan dịch góp phần đảm bảo an toàn cho đàn vật nuôi phát triển khỏe mạnh, nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.

Để thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, Chi Cục Chăn nuôi và Thú y Thanh Hóa phân công lực lượng giám sát chặt chẽ dịch bệnh đến tận thôn, bản, khu phố.

Hướng dẫn các hộ chăn nuôi tăng cường áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, đẩy mạnh công tác xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh.

Tổ chức quản lý chặt chẽ việc buôn bán, vận chuyển, giết mổ gia súc, đặc biệt là trong thời gian xảy ra dịch bệnh. Xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển, giết mổ gia súc mắc bệnh.

Tổ chức thông tin tuyên truyền, hướng dẫn cho người dân các dấu hiệu nhận biết dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, cho người chăn nuôi được biết để chủ động phòng chống dịch bệnh, tuân thủ các quy định phòng chống dịch bệnh.

Xem thêm
3 đề án bao trùm ngành chăn nuôi bắt đầu đi vào đời sống

Chiều 3/5, Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị triển khai một số đề án ưu tiên thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045.

Xã viên sẽ hưởng lợi lớn khi canh tác lúa giảm phát thải

ĐBSCL Theo dự thảo chi trả kết quả giảm phát thải trong Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, nông dân trong các HTX, tổ hợp tác là đối tượng hưởng lợi cao nhất.

Độ mặn trên hệ thống thủy lợi Tả Trạch đảm bảo cho sản xuất

Các đơn vị quản lý, khai thác kiểm tra độ mặn ở các trạm bơm, cống lấy nước trước khi vận hành để đảm bảo yêu cầu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.