| Hotline: 0983.970.780

Tiến bộ kỹ thuật cho trung du, miền núi phía Bắc

Thứ Ba 02/07/2013 , 10:19 (GMT+7)

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Thị Xuân Thu vừa chủ trì hội nghị giới thiệu tiến bộ kỹ thuật phục vụ phát triển sản phẩm chủ lực vùng trung du, miền núi phía Bắc tại Thái Nguyên.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Thị Xuân Thu vừa chủ trì hội nghị giới thiệu tiến bộ kỹ thuật (TBKT) phục vụ phát triển sản phẩm chủ lực vùng trung du, miền núi phía Bắc tại Thái Nguyên.

Theo đánh giá của Bộ NN-PTNT, vùng trung du, miền núi phía Bắc có lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên để phát triển một số cây trồng, vật nuôi truyền thống có giá trị. Các sản phẩm chủ lực trong lĩnh vực trồng trọt gồm 19 giống chè mới, năng suất, chất lượng cao như PH1, LDP 1, TRI 777, Phúc Vân Tiên, Kim Tuyên... trong đó 8 giống quốc gia, nâng tỷ lệ trồng chè giống mới lên 51%.


Gian hàng trưng bày sản phẩm chè Thái Nguyên giống mới

Các giống ngô chịu hạn LVN 14, KK 575, LCH 9 với giá bán giảm 30% so với giống nước ngoài, giúp bà con giảm chi phí và lợi nhuận trong canh tác. Các giống lúa thuần P6ĐB, GL 102, GL1... được áp dụng rộng rãi cho chất lượng gạo ngon. Một số giống đậu, đỗ và cây có củ, giống cây ăn quả, cao su, nấm... đã xây dựng được các mô hình cho hiệu quả kinh tế cao.

Trong lĩnh vực chăn nuôi - thú y, việc nhân thuần, lai tạo bò lai hướng thịt và vỗ béo bò lai sind, phát triển giống dê sữa, lợn, gà, gia cầm, thủy cầm... cũng đạt được những thành công nhất định. Về lĩnh vực thủy sản, công nghệ SX giống nhân tạo và nuôi thương phẩm một số đối tượng nuôi chủ lực (tôm chân trắng, cá tầm, cá hồi vân, cá lăng...) bước đầu chuyển giao hiệu quả...

Trong thời gian tới, Bộ NN-PTNT định hướng chung cho nghiên cứu khoa học và chuyển giao TBKT phục vụ mục tiêu phát triển của vùng, đó là đẩy mạnh SX hàng hóa, lựa chọn cây trồng, vật nuôi dựa trên tiềm năng và lợi thế so sánh của từng tiểu vùng, ưu tiên đầu tư xây dựng công nghiệp bảo quản, chế biến nông sản; đẩy nhanh tốc độ cơ giới hóa, tập trung ứng dụng các thành tựu của CNSH để nhân giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt; nhất là sử dụng giống có ưu thế lai...

Để định hướng nhu cầu áp dụng TBKT, các đại biểu tham dự hội nghị cũng được nghe giới thiệu chiến lược nghiên cứu khoa học, chương trình khuyến nông trọng điểm 2013 - 2015.

Đại diện các Cục, Vụ, Viện của Bộ NN-PTNT thông tin về kết quả chuyển giao các giống chè mới, giống ngô lai chịu hạn; công nghệ nhân giống và nuôi trồng nấm; dây chuyền đồng bộ chế biến hạt giống chất lượng cao; công nghệ và hệ thống thiết bị SX colophan và tinh dầu thông; kỹ thuật chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ thành rừng gỗ lớn; công nghệ tưới tiết kiệm nước cho chè và lạc xuân…

Đánh giá hiệu quả của hội nghị giới thiệu TBKT cấp vùng, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Thị Xuân Thu cho rằng, vùng trung du, miền núi phía Bắc có nhiều tiểu vùng khí hậu khác nhau. Hội nghị đã mang đến sự phong phú và đa dạng TBKT từ trồng trọt, chăn nuôi, chế biến đến CNSH…

Đó là cơ sở để các địa phương, DN và người dân áp dụng phù hợp với đặc trưng tiểu vùng. Đó cũng là cơ sở phản hồi để các nhà khoa học tiếp tục hoàn thiện sản phẩm nghiên cứu của mình. Qua đó, tăng cường áp dụng rộng rãi TBKT nâng cao thu nhập cho nông dân, thu hẹp khoảng cách giữa miền núi và miền xuôi, giữa nông thôn và thành thị.

 

Xem thêm
3 đề án bao trùm ngành chăn nuôi bắt đầu đi vào đời sống

Chiều 3/5, Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị triển khai một số đề án ưu tiên thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045.

Tiêu hủy hơn 15.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc

Ngày 3/5, tại phường Hải Xuân, TP Móng Cái, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh đã phát hiện và tiêu hủy hơn 15.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Diện tích trồng hoa, cây cảnh của Hà Nội tăng hơn 13 lần trong 19 năm

Diện tích trồng hoa, cây cảnh của Hà Nội đã tăng một mạch từ 610ha năm 2005 lên khoảng 8.000ha trong thời điểm hiện tại.

Độ mặn trên hệ thống thủy lợi Tả Trạch đảm bảo cho sản xuất

Các đơn vị quản lý, khai thác kiểm tra độ mặn ở các trạm bơm, cống lấy nước trước khi vận hành để đảm bảo yêu cầu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.