| Hotline: 0983.970.780

Tiếp tục nâng cao năng lực tuân thủ tiêu chuẩn chất lượng trái cây Việt

Thứ Ba 12/09/2023 , 09:42 (GMT+7)

Trong giai đoạn từ 2010 - 2020, tỷ lệ từ chối nhập nông sản và thức ăn chăn nuôi của Việt Nam tại 5 thị trường Australia, Trung Quốc, EU, Nhật Bản, Mỹ vẫn ở mức cao.

Các nguyên nhân chính dẫn đến sản phẩm bị từ chối nhập khẩn của Việt Nam trong năm 2020 là nhiễm khuẩn (22%), điều kiện kiểm soát vệ sinh (18%), dư lượng thuốc thú y (13%), ghi nhãn (14%), dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (10%) và phụ gia (7%).

Hội thảo 'Nâng cao năng lực tuân thủ tiêu chuẩn, chất lượng chuỗi giá trị trái cây Việt Nam để thúc đẩy xuất khẩu'.

Hội thảo "Nâng cao năng lực tuân thủ tiêu chuẩn, chất lượng chuỗi giá trị trái cây Việt Nam để thúc đẩy xuất khẩu".

Đó là báo cáo của Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) tại hội thảo “Nâng cao năng lực tuân thủ tiêu chuẩn, chất lượng chuỗi giá trị trái cây Việt Nam để thúc đẩy xuất khẩu” do UNIDO phối hợp Cục Chất lượng, chế biến và Phát triển thị trường; Viện Cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch (Bộ NN-PTNT) tổ chức sáng 11/9/2023 tại TP Hồ Chí Minh.

Hội thảo thực hiện trong khuôn khổ Chương trình tiêu chuẩn và chất lượng Việt Nam (GQSP Việt Nam), được tài trợ bởi Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sĩ (SECO), nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và tính bền vững cho ngành xuất khẩu trái cây nhiệt đới của Việt Nam.

Nhiều thách thức

Hội thảo nhằm đánh giá tổng quan về tình hình tuân thủ tiêu chuẩn chất lượng của trái cây xuất khẩu Việt Nam. Chia sẻ các kết quả dự án “Nâng cao năng lực tuân thủ tiêu chuẩn chất lượng trong chuỗi giá trị xoài và bưởi tại đồng bằng sông Cửu Long” giai đoạn 2020 - 2023 (giai đoạn 1); đánh giá hoạt động phối hợp, hỗ trợ kỹ thuật nhằm phát triển ngành trái cây cho giai đoạn 2 của dự án.

Người nông dân được hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc xoài theo quy trình để 'chinh phục' những thị trường khó tính.

Người nông dân được hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc xoài theo quy trình để "chinh phục" những thị trường khó tính.

Tại hội thảo, ông Lê Thanh Hòa, Phó Cục trưởng Cục chất lượng, chế biến và phát triển thị trường, Giám đốc văn phòng SPS, Bộ NN-PTNT, cho biết trong giai đoạn 1, dự án đã đạt được một số kết quả quan trọng góp phần nâng cao năng lực của ngành xoài và bưởi để có thể đáp ứng các yêu cầu của thị trường xuất khẩu hiện đại, cung cấp những hỗ trợ kỹ thuật để nâng cao năng lực tuân thủ cho trái xoài và bưởi tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long; xây dựng và áp dụng các bộ quy trình thao tác chuẩn trong chuỗi xuất khẩu để áp dụng các mô hình xuất khẩu với tổng số 2.000 tấn xoài, bưởi đi các thị trường như Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, EU; phát triển và chuyển giao các công nghệ xử lý, bảo quản phù hợp doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ, giúp kéo dài thời gian bảo quản sau thu hoạch tăng lên đến 40 ngày đối với xoài, 120 ngày đối với bưởi, giảm tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch 15%.

Cùng với đó là xây dựng hệ thống nhật ký đồng ruộng cho trái cây kết nối với cơ sở dữ liệu mã số vùng trồng (PUC) và mã số nhà đóng gói (PHC) quốc gia, tăng cường năng lực cho các trung tâm kiểm nghiệm…

Việc canh tác đúng quy trình 'chuẩn' là một yếu tố quan trọng để sản phẩm trái cây Việt Nam có chỗ đứng ở những thị trường khó tính. 

Việc canh tác đúng quy trình "chuẩn" là một yếu tố quan trọng để sản phẩm trái cây Việt Nam có chỗ đứng ở những thị trường khó tính. 

Tuy nhiên, theo ông Hòa, hiện nay các nhà xuất khẩu ở các nước đang phát triển vẫn phải đối mặt với những thách thức không nhỏ để đáp ứng và tuân thủ các yêu cầu của thị trường quốc tế. Trong đó, các rào cản kỹ thuật đối với thương mại đang cản trở khả năng tiếp cận thị trường của các nước. Các thủ tục kéo dài và bị từ chối tại cửa khẩu do không tuân thủ các yêu cầu của thị trường có thể dẫn đến tổn thất tài chính lớn cho nhà sản xuất. Để đạt được và duy trì khả năng tiếp cận thương mại quốc tế và hội nhập vào thị trường toàn cầu, việc tuân thủ các tiêu chuẩn và bằng chứng về sự phù hợp là rất cần thiết.

Ngoài các vấn đề phải đảm bảo an toàn chất lượng sản phẩm, thì trong tương lai, nếu như các nhà máy của chúng ta không đảm bảo về môi trường xanh, không có khoảng không gian xanh thì các nước cũng sẽ không mua hàng, không hợp tác với chúng ta nữa.

Ông Lê Thanh Hòa, Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam

Tỷ lệ từ chối nhập khẩu còn cao và những khuyến nghị

Ông Bahramalian Nima, Giám đốc Dự án Chương trình tiêu chuẩn, chất lượng UNIDO thông tin, tổng số trường hợp bị từ chối quả và quả hạch xuất khẩu của Việt Nam sang 5 thị trường lớn (Australia, Trung Quốc, EU, Nhật Bản, Mỹ) đã tăng 42% từ 24 trường hợp năm 2010 lên 34 trường hợp vào năm 2020; trong đó, thị trường Mỹ có tỷ lệ bị từ chối lớn nhất (67%), Australia, Trung Quốc và EU có tỷ lệ bị từ chối tương đương nhau (8 - 13%). 

Nguyên nhân chính của các trường hợp bị từ chối của Việt Nam năm 2020 là nhiễm khuẩn (22%) và điều kiện/kiểm soát vệ sinh (18%). Các nguyên nhân khác gồm dư lượng thuốc thú y (13%), ghi nhãn (14%), dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (10%) và phụ gia (7%). 

Để hạn chế từ chối nhập khẩu như trên, ông Baharamakian Nima cho rằng, Việt Nam cần tăng cường hệ thống giám sát an toàn thực phẩm quốc gia và phối hợp với tất cả các bên liên quan huy động tất cả các biện pháp kiểm soát chính thức. Tăng cường tuyên truyền về các tiêu chuẩn quốc tế như VietGAP, GlobalGAP, tiêu chuẩn hữu cơ cho sản xuất sơ cấp, ISO 22000, HACCP, SQF, IFS cho doanh nghiệp chế biến…

Đồng thời, cầ

Ngoài canh tác đúng quy trình, việc thu hoạch, sơ chế, đóng gói, bảo quản cũng là những khâu quan trọng.

Ngoài canh tác đúng quy trình, việc thu hoạch, sơ chế, đóng gói, bảo quản cũng là những khâu quan trọng.

n cải thiện năng lực kiểm soát chất lượng của công chức cũng như nông dân bằng cách cung cấp các khóa đào tạo về phân tích rủi ro vệ sinh thực phẩm và học cách áp dụng Thực hành sản xuất tốt (GMP) và Thực hành vệ sinh tốt (GHP) trong các chuỗi thực phẩm khác nhau…

“Tập trung vào việc thực hiện truy xuất nguồn gốc, bằng cách cải thiện tính minh bạch chuỗi thực phẩm để tăng cường phát hiện sự hiện diện của thực phẩm không an toàn. Điều này cũng sẽ cho phép phát hiện các vấn đề, chẳng hạn như thiếu thông tin trong chuỗi cung ứng thực phẩm”, ông Baharamakian Nima nói.

Theo bà Nguyễn Nam Phương Thảo, Giám đốc Kinh doanh, Công ty Hoàng Phát Fruit, để đáp ứng tiêu chuẩn, chất lượng của thị trường xuất khẩu, công ty thường xuyên có chương trình đào tạo nông dân, hợp tác xã đang cung cấp nguyên liệu; đào tạo kiến thức cho công nhân nhà máy. Nhờ vậy, chất lượng trái cây tốt hơn, đặc biệt là kiểm soát được nấm bệnh, giảm tỷ lệ từ 10 - 12% xuống 3 - 5%, có lô hàng 0%.

Dại diện các tổ chức UNIDO, SECO và Bộ NN-PTNT đã giới thiệu và khởi động giai đoạn 2 của dự án với chủ đề 'Nâng cao tiêu chuẩn, chất lượng trái cây Việt Nam'. 

Dại diện các tổ chức UNIDO, SECO và Bộ NN-PTNT đã giới thiệu và khởi động giai đoạn 2 của dự án với chủ đề “Nâng cao tiêu chuẩn, chất lượng trái cây Việt Nam”. 

Để cải thiện năng lực đáp ứng tiêu chuẩn, chất lượng của trái cây, bà Phương Thảo kiến nghị cơ quan, đơn vị đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng giống trái cây có khả năng chống bệnh, dễ bảo quản, vận chuyển và phù hợp với từng thị trường tiêu thụ tươi hoặc sản phẩm chế biến. Nhà nước cần đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn, cầu cảng, đặc biệt là hệ thống kho mát, logistics hiện đại, đồng bộ để giảm chi phí vận chuyển. Đồng thời, có chính sách thu hút nhà đầu tư về lĩnh vực nông nghiệp, tiếp cận nguồn vốn ưu đãi cho doanh nghiệp kinh doanh nông nghiệp.

Tại hội thảo, các tổ chức UNIDO, SECO và Bộ NN-PTNT đã giới thiệu giai đoạn 2 của dự án với chủ đề “Nâng cao tiêu chuẩn, chất lượng trái cây Việt Nam”, được xây dựng dựa trên kết quả của giai đoạn 1 kết hợp mở rộng quy mô, điều chỉnh các biện pháp can thiệp và mô hình đã phát triển cho nhiều trái cây nhiệt đới ở Việt Nam. Mục tiêu của giai đoạn này là nâng cao khả năng cạnh tranh và tính bền vững của xuất khẩu trái cây nhiệt đới Việt Nam thông qua đổi mới, đa dạng hóa, cải thiện chất lượng và năng lực tuân thủ các tiêu chuẩn để đáp ứng yêu cầu thị trường hiện đại.

Xem thêm
Ngành điều hoàn thành kế hoạch xuất khẩu năm 2024 chỉ trong 10 tháng

Với đà tăng trưởng hiện tại, ngành điều Việt Nam kỳ vọng sẽ tiếp tục tạo nên kỷ lục mới trong tháng cuối năm 2024.

1.900 người tham gia Ngày hội việc làm huyện Đại Từ năm 2024

Thái Nguyên Sáng 28/11, huyện Đại Từ tổ chức Ngày hội việc làm kết nối cung cầu lao động, Tư vấn hướng nghiệp năm 2024.

Dừa hữu cơ Cocohihi - Tinh hoa xứ dừa Bến Tre vươn xa thế giới

Bến Tre không chỉ là xứ sở của dừa mà còn là nơi khởi nguồn của những sản phẩm hữu cơ, như dừa tươi Cocohihi, góp phần đưa nông sản Việt vươn ra thế giới.