| Hotline: 0983.970.780

Tiểu Cần, điểm sáng trong lòng dân

Thứ Ba 13/11/2018 , 09:31 (GMT+7)

BCĐ Chương trình MTQG xây dựng NTM huyện Tiểu Cần (Trà Vinh) cho biết, trong xây dựng NTM sự đồng thuận của người dân cùng chung tay xây dựng NTM là bí quyết giúp Tiểu Cần sớm về đích.

Cụ thể người dân đã hiến đất, vật dụng, kiến trúc hoa màu giúp xây dựng các cầu đường, công trình thủy lợi, trường học. Bà con cùng chung tay dọn dẹp vệ sinh môi trường, trồng cây xanh xây dựng cảnh quan sáng xanh- sạch- đẹp. Cả 9 xã đăng ký xây dựng 10 tuyến đường xanh - sạch - đẹp, dài 17,17 km.

15-26-08_kenh_noi_be_tong_l_cong_trinh_thuy_loi_pht_huy_hieu_qu_co_ti_x_phu_cn
Kênh nổi bê tông đã phát huy hiệu quả cao tại xã Phú Cần

Hiện nay, toàn huyện có 09 HTX nông nghiệp hoạt động hiệu quả với 1.628 thành viên, vốn điều lệ 6,356 tỷ đồng. HTX nông nghiệp Phú Cần và HTX nông nghiệp Rạch Lọp được chọn tham gia đề án “Thí điểm hoàn thiện, nhân rộng mô hình HTX kiểu mới tại vùng ĐBSCL giai đoạn 2016 - 2020”.

Bên cạnh đó, Tiểu Cần có 01 mô hình cánh đồng lớn lúa với 08 điểm thực hiện, 1.911 hộ tham gia, diện tích 1.886,78 ha, lúa làm ra được bao tiêu hết. Ngoài ra, huyện cũng xây dựng mô hình hỗ trợ SX lúa an toàn thân thiện với môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu theo hướng nông nghiệp sạch liên kết theo chuỗi giá trị, gắn với tiêu thụ sản phẩm được 1.163,01 ha.

Từ đó, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn của huyện, đời sống nhân dân không ngừng nâng cao. Tỷ lệ người tham gia BHYT đạt 94,35% (89.664/95.032 người), và đến nay huyện Tiểu Cần đã 9/9 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế.

Ông Lê Chí Thảo, Trưởng phòng NN-PTNT huyện cho biết: “Năm 2018, huyện phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. Đến nay, 9/9 xã đã đạt chuẩn và giữ vững danh hiệu xã NTM. Hiện BCĐ xây dựng NTM huyện đã đề nghị UBND tỉnh làm thủ tục trình Thủ tướng công nhận huyện Tiểu Cần đạt chuẩn huyện NTM”.

Năm 2017, toàn xã Phú Cần còn 71 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 2,47% số hộ. Năm 2018, xã Phú Cần giảm thêm 29 hộ, không để các hộ tái nghèo. Đạt được con số ấn tượng này, ông Nguyễn Văn Nhiễm, Chủ tịch UBND xã cho biết: “Các hộ nghèo chủ yếu do thiếu đất SX. Vì vậy xã tập trung vào tạo việc làm và đào tạo nghề. Trong năm, xã giới thiệu việc làm cho 500 lao động trong và ngoài tỉnh. Số lao động trong độ tuổi có việc làm 6.880/7.339 lao động, tỷ lệ 93,75%".

Ngoài ra, xã còn hỗ trợ thực hiện nhiều mô hình chuyển đổi SX kém hiệu quả như trồng ớt chỉ thiên, bưởi da xanh, cam, quýt. Vận động bà con tham gia HTX làm ăn ổn định.

Bà Thạch Thị Sa Tum (53 tuổi) ở ấp Đai Trường, chia sẻ: “Gia đình tôi không có đất SX, thuộc diện hộ nghèo đã nhiều năm. Vừa qua, gia đình được hỗ trợ 1 căn nhà tình nghĩa, xã giới thiệu cho con gái tôi đi làm xí nghiệp có thu nhập ổn định. Năm nay, UBND xã cho mượn thêm một con bò để chăn nuôi, gia đình tôi quyết tâm đi lên hộ khá”.

Ông Nhiễm cho biết thêm, xã Phú Cần còn có mô hình SX lúa vùng kênh bê tông diện tích 110ha ấp Cầu Tre và mô hình cánh đồng lớn, diện tích 500 ha ở 2 ấp Cầu Tre và Đại Trường, liên kết SX gắn với tiêu thụ nông sản, góp phần tăng giá trị SX bình quân 1 ha đất nông nghiệp đạt 121 triệu đồng/năm.

15-26-08_nho_thm_gi_htx_nong_dn_n_tm_trong_sn_xut
Nhờ tham gia HTX nông dân an tâm trong SX

Cụ thể năm 2018 HTX nông nghiệp Phú Cần hợp đồng với Cty CP Ngọc Quang Phát (TP Cần Thơ) bao tiêu sản phẩm đầu ra với 1.200 tấn lúa, diện tích 155,8 ha, liên kết với HTX SX lúa giống 9 Táo LK bao tiêu trên 300 ha lúa giống chất lượng cao.

Ông Thạch Lập ở ấp Cầu Tre, thành viên của HTX nông nghiệp Phú Cần phấn khởi: “Những năm qua nhờ tham gia HTX bà con xã viên được hợp đồng bao tiêu lúa giống với giá cố định 6.000 đồng/kg, đầu ra ổn định. Bên cạnh đó, HTX còn bán chịu phân bón, thuốc BVTV cho thành viên nghèo nên chúng tôi yên tâm SX”.

Ông Huỳnh Văn Phép là cán bộ địa chính xã Phú Cần, thông tin: “Con kênh nổi bê tông là nhân tố quan trọng giúp nâng cao thu nhập cho bà con ở ấp 2 ấp Cầu Tre, Đại Trường. Khi chưa có con kênh nổi thì ruộng sạ được mỗi năm 1-2 vụ, nay bà con làm luôn 3 vụ. Quan trọng là năng suất lúa tăng đáng kể trước chỉ đạt 3,5 tấn/ha, nay 6,5-7 tấn/ha, nhiều hộ từ chỗ đủ ăn, đã vươn lên khá giả”.

Ông Nguyễn Minh Thành, Bí thư Đảng ủy xã:

“Năm 2013, Phú Cần là xã đầu tiên của huyện về đích NTM. Qua 5 năm giữ vững và nâng chất tiêu chí xã NTM, diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc, đời sống nhân dân ấm no, sung túc hơn. Cụ thể, khi mới được công nhận xã NTM, thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 20 triệu đồng/năm đến đầu năm 2018, đã tăng lên 37,2 triệu, phấn đấu cuối năm tăng lên 41 triệu đồng. Năm nay, xã Phú Cần tiếp tục giữ vững 19/19 tiêu chí NTM, đồng thời xây dựng xã NTM nâng cao”.

 

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Cách làm hay ở Bắc Giang [Bài 1]: Cán bộ làm gương

Khéo léo tuyên truyền vận động nhân dân, sáng tạo trong cách làm, xã Xuân Cẩm đã thực hiện được tiêu chí khó trong xây dựng NTM nâng cao, đó là hiến đất '0 đồng'.

Biến lá bồ đề thành sản phẩm tranh độc đáo

Sóc Trăng Khai thác giá trị từ lá bồ đề, thanh niên trẻ sáng tạo ra sản phẩm tranh trang trí độc đáo, được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao của tỉnh Sóc Trăng.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm