| Hotline: 0983.970.780

Tiêu chuẩn nước nuôi cá tra “cao” hơn nước đóng chai

Thứ Năm 27/05/2010 , 10:45 (GMT+7)

Chuyện nghe có vẻ nghịch lý nhưng trên thực tế có nhiều thông số trong tiêu chuẩn nước dùng trong nuôi trồng thủy sản còn khắt khe hơn nước dùng cho sinh hoạt của con người. Nhiều người cho rằng, nước nuôi cá tra còn tinh khiết hơn nước uống đóng chai.

Theo Phụ lục 13 Thông tư 02/2006/TT-BTS ngày 20/3/2006, Bộ Thuỷ sản (cũ) quy định một số chỉ tiêu về nồng độ các chất ô nhiễm trong vùng nước ngọt nuôi thuỷ sản thấp hơn cả nước uống đóng chai (theo TCVN 6096-2004 - tiêu chuẩn nước uống đóng chai). Cụ thể là:

Chất Asen (thạch tín) được qui định trong nước nuôi thủy sản là 0,001 mg/l nhỏ hơn 10 lần quy định trong nước uống đóng chai. Chất Cadimi quy định trong nước nuôi thủy sản là 0,001 thấp hơn 3 lần trong nước uống đóng chai. Chất Nitrit quy định trong nước nuôi thủy sản là 0,01 mg/l thấp hơn 2 lần so với 0,02 mg/l trong nước uống đóng chai. Chất Florua quy định trong nước nuôi thủy sản bằng với nước uống đóng chai là 1,5 mg/l. Các chất Xyanua, tổng độ phóng xạ α, tổng độ phóng xạ β đều không được cho phép có mặt trong nước nuôi thủy sản, trong khi đó nước uống đóng chai đều có quy định hàm lượng tỷ lệ cho phép của các chất này lần lượt là: 0,07 mg/l; 0,1 Bq/l và 1 Bq/l.   

Như vậy, chỉ tiêu cho phép về nồng độ chất ô nhiễm trong nước nuôi thuỷ sản được quy định còn nghiêm ngặt và chặt chẽ hơn cả nước uống đóng chai.

Khách hàng Châu Âu hiện rất chú trọng nguồn gốc của sản phẩm thuỷ sản. Họ muốn biết trong quá trình nuôi cá tra, thuốc có để lại dư lượng trên sản phẩm hay không. Vì vậy nhiều DN đã và đang xây dựng vùng nuôi cá tra theo tiêu chuẩn Global GAP với nhiều tiêu chuẩn khắt khe về việc ghi chép sổ sách, con giống, thức ăn, xử lý nước thải và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, khi xây dựng chương trình quản lý chất lượng nuôi cá tra theo tiêu chuẩn Global GAP, các doanh nghiệp hiện “vướng” phải các quy định chồng chéo của các cơ quan quản lý.

Theo phản ánh của một doanh nghiệp nuôi cá tra ở Đồng Tháp, quy chế quản lý vùng và cơ sở nuôi cá tra ban hành cùng quyết định 70/2008/QĐ-BNN ngày 5/6/2008 của Bộ NN- PTNT quy định nước thải từ ao nuôi cá tra phải được xử lý đảm bảo đạt tiêu chuẩn chất lượng nước thải theo quy định tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6774:2000 và Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5942–1995. Nhưng trong TCVN 5942–1995 lại khẳng định rằng “nước dùng trong nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản có quy định riêng”, nhưng quy định riêng này lại không được nói rõ ở văn bản nào khiến DN rất lúng túng khi thực hiện.

Xem thêm
Xuất khẩu cà phê Việt Nam quý II sẽ tăng do nhu cầu thế giới tăng?

Trong 4 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu 756.000 tấn cà phê, trị giá 2,57 tỷ USD, tăng 5,4% về lượng và 57,9% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

‘Con tôm ôm Thụy Hương 308’ cùng phát triển bền vững

Giống lúa lai ba dòng Thụy Hương 308 đem đến năng suất vượt trội, khả năng chống chịu phù hợp với mô hình luân canh lúa - tôm trên những cánh đồng mặn xâm nhập.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.