| Hotline: 0983.970.780

Tìm cách chuộc tàu cá bị Indonesia bắt giữ về nước

Thứ Ba 16/12/2014 , 08:25 (GMT+7)

Theo hợp đồng, 8 chiếc tàu nói trên được khai thác hải sản hợp pháp ở ngư trường Indonesia trong thời hạn 1 năm với mức phí 90.000 USD/cặp, với nghề kéo lưới đôi (cào đôi).

Chiều 15/12, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám cùng lãnh đạo Tổng cục Thuỷ sản đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Kiên Giang và 2 chủ tàu cá có 4 chiếc tàu đang bị phía Indonesia bắt giữ để làm rõ các nội dung có liên quan, mà ưu tiên trước hết là tìm cách chuộc 4 chiếc tàu trị giá hàng chục tỷ đồng về nước.

Đây là 4/8 chiếc tàu của ngư dân Kiên Giang, của các ông Trương Văn Ngữ và ông Trần Hon (Chủ tịch và Phó Chủ tịch hội nghề cá TP Rạch Giá) đã được Tổng cục Thuỷ sản cấp phép đi khai thác hợp pháp tại ngư trường Indonesia thông qua đơn vị môi giới là Cty CP Đầu tư Đại Dương (Cty Đại Dương, trụ sở tại TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định).

Theo hợp đồng, 8 chiếc tàu nói trên được khai thác hải sản hợp pháp ở ngư trường Indonesia trong thời hạn 1 năm với mức phí 90.000 USD/cặp, với nghề kéo lưới đôi (cào đôi).

Lễ xuất hành chuyến biển đầu tiên đã được tổ chức long trọng tại cảng cá Tắc Cậu (huyện Châu Thành, Kiên Giang) vào ngày 30/8/2013.

Tuy nhiên, chỉ sau 3 chuyến đánh bắt trên vùng biển Natuna Indonesia, đến đầu tháng 1/2014 thì 4/8 chiếc tàu (4 chiếc còn lại sau đó đã về nước) của ông Hon và ông Ngữ cùng với 61 ngư dân đã bị Cảnh sát biển Indonesia bắt, giao cho Hải quân nước này giam giữ với 3 lỗi: Vi phạm vùng cấm đánh cá, sử dụng lưới đôi và thiếu giấy phép đánh cá của nước sở tại.

Sau hơn 10 tháng bị giam giữ tại Indonesia, 57 thuyền viên đi trên 4 chiếc tàu nói trên mới được đưa trở về Việt Nam thông qua con đường ngoại giao. Riêng với 4 thuyền trưởng thì 2 chủ tàu cá tự thương lượng đóng tiền chuộc về.

Không chỉ uất ức vì tàu đi khai thác hợp pháp nhưng vẫn bị bắt giữ, các chủ tàu còn tố Cty Đại Dương lừa đảo.

Ông Trần Hon cho biết: “Khi sang Indonesia tìm cách cứu ngư phủ và chuộc tàu, tôi mới phát hiện người của Cty Đại Dương đã làm thủ tục bán cả 8 chiếc tàu cho đối tác là Cty Papua Fishery với giá rẻ mạt, chỉ khoảng 18.000 USD mỗi chiếc”.

Trước nguy cơ tài sản trị giá hàng chục tỷ đồng có nguy cơ mất trắng, ông Hon và ông Ngữ đã làm đơn tố giác ông Đỗ Anh Dũng, Giám đốc Cty Đại Dương về hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Sau đó, cơ quan CSĐT công an tỉnh Kiên Giang xác định ông Đỗ Anh Dũng có dấu hiệu của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và đã ra thông báo khởi tố vụ án hình sự để điều tra.

Tuy nhiên, tại cuộc họp chiều qua, ông Dũng khẳng định mình không hề có ý định lừa đảo và cũng không bán tàu cho Cty Papua Fishery.

Ông Nguyễn Ngọc Oai, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuỷ sản, kiêm Cục trưởng Cục kiểm ngư khẳng định, chủ trương đưa tàu cá VN đi khai thác trên vùng biển các nước lân cận của Bộ NN-PTNT là đúng đắn. Chủ trương này nhằm tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập cho ngư dân trong bối cảnh ngư trường trong nước cạn kiệt dần. Tổng cục đã cấp phép cho 8 chiếc tàu nói trên đúng trình tự, thủ tục. Việc có hay không có hành vi lừa đảo thì phải chờ cơ quan CSĐT kết luận.

Xem thêm
Siết chặt khai thác nước ngầm, bảo vệ 'túi' nước ngọt ở ĐBSCL

Nước ngầm - nguồn nước ngọt dự trữ lớn cho ĐBSCL đang đứng trước nguy cơ bị nhiễm mặn. Giải pháp lâu dài kiểm soát, ngăn chặn khai thác nước ngầm cần được tính toán.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

'Vườn treo' Nậm Pồ: Nghị quyết hồi sinh vùng đất khó

Khu nhà màng trồng rau trải dài theo những ngọn đồi nhấp nhô, từng bị bỏ hoang, nay trở thành nguồn cung cấp rau xanh cho hơn 16.000 học sinh của huyện.