| Hotline: 0983.970.780

Tìm giải pháp kiểm soát các bệnh nguy hiểm trên heo

Thứ Sáu 30/08/2024 , 21:40 (GMT+7)

TP HCM Đó là những vấn đề được 'mổ xẻ' tại Tọa đàm và ra mắt sách 'Kiểm soát các bệnh nguy hiểm trên heo trong bối cảnh dịch tả heo Châu Phi phức tạp', ngày 30/8.

Các diễn giả chia sẻ về những giải pháp trong kiểm soát các bệnh nguy hiểm trên heo. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Các diễn giả chia sẻ về những giải pháp trong kiểm soát các bệnh nguy hiểm trên heo. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Sự kiện do Công ty TNHH Tư vấn Một Sức khỏe và Công ty Cổ phần Vetlatech tổ chức, thu hút sự tham gia của nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực chăn nuôi, thú y, các trường đại học, mạng lưới Một sức khỏe các trường đại học...

Bà Lê Thị Thu Hà, Giám đốc điều hành Công ty Cổ phần Vetlatech cho biết, thời gian qua dịch tả heo Châu Phi tiếp tục bùng phát tại nhiều địa phương. Thủ tướng Chính phủ đã liên tục ký công điện, ban hành các chỉ thị về việc tập trung triển khai đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; đặc biệt thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch tả heo Châu Phi (ASF).

Thông qua buổi tọa đàm, ban tổ chức mong muốn kết nối, chia sẻ kiến thức, đưa ra những giải pháp nhằm kiểm soát các bệnh nguy hiểm trên heo trong bối cảnh dịch tả heo Châu Phi phức tạp.

“Chúng tôi mong muốn lan tỏa những thông tin hữu ích trong việc kiểm soát các dịch bệnh nguy hiểm trên heo đến với những người cần, những trang trại, những người làm công tác thú y trên cả nước. Qua đó, góp phần xây dựng nền chăn nuôi Việt Nam ngày càng phát triển bền vững”, bà Hà nói.

Tại buổi tọa đàm, các diễn giả là các chuyên gia, nhà khoa học, giảng viên trong lĩnh vực bệnh truyền nhiễm, sinh học, chăn nuôi… đã có những chia sẻ về: Kiểm soát hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở heo (PRRS); Tiếp cận an toàn sinh học mới; Nhiễm sớm PCV2 và thất bại tiêm phòng; Chiến lược loại bỏ virus ASF và kiểm soát bệnh PRRS ở mức độ ổn định trên đàn heo giống và thương phẩm; Phòng và kiểm soát ASF bằng vacxin; Cập nhật dữ liệu xét nghiệm thực tế PXN và xu hướng kiểm soát dịch bệnh hiện nay; Đa dạng hóa cách tiếp cận trong công tác kiểm soát dịch bệnh và an toàn vệ sinh thực phẩm.

5 cuốn sách giúp người đọc có cái nhìn toàn diện về các vấn đề liên quan đến dịch bệnh trên đàn heo. Ảnh: Nguyễn Thủy.

5 cuốn sách giúp người đọc có cái nhìn toàn diện về các vấn đề liên quan đến dịch bệnh trên đàn heo. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Dịp này, các tác giả giới thiệu 5 cuốn sách liên quan đến vấn đề kiểm soát dịch tả heo Châu Phi. Cụ thể, 2 cuốn sách “Bệnh dịch tả heo Châu Phi - Thách thức thế kỷ của ngành chăn nuôi heo” và “Xét nghiệm và chẩn đoán Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở heo” của GS.TS Nguyễn Ngọc Hải, Trường Đại học Nông lâm TP HCM; cuốn sách “Lỗ hổng miễn dịch đàn và vấn đề heo con nhiễm sớm PCV2” của ThS Nguyễn Văn Non, Công ty Cargill Việt Nam; cuốn sách “An toàn sinh học mới kiểm soát các dịch bệnh nguy hiểm trên heo” của hai tác giả PGS.TS Đỗ Tiến Duy (Đại học Nông Lâm TP HCM) và PGS.TS Nguyễn Tất Toàn; và cuốn sách “Vacxin và sản xuất vacxin” của TS.BSTY Đinh Xuân Phát (Đại học Nông Lâm TP HCM).

Là 1 bác sĩ thú y và được đào tạo ở Hoa Kỳ với chuyên ngành virus học phân tử. TS.BSTY Đinh Xuân Phát mong muốn, thông qua cuốn sách “Vacxin và sản xuất vacxin” đem đến cho người đọc những kiến thức về vacxin và sản xuất vacxin. Trong đó, đưa đến người đọc các loại vacxin hiện đại, cũng như cách tiếp cận để sản xuất một loại vacxin cho một đối tượng gây bệnh mới, ví dụ như quy trình để sản xuất vacxin cúm, tai xanh, PCV2 gây bệnh còi cọc ở heo, vacxin ASF.

"Trong cuốn sách đề cập đến các khái niệm, nguyên lý về miễn dịch học để người đọc hiểu rõ khi sử dụng một vacxin, nó sẽ kích thích miễn dịch như thế nào, từ đó nhìn nhận được khả năng một vacxin tốt bảo vệ được đàn heo, gà ra sao", TS.BSTY Đinh Xuân Phát nói.

Xem thêm
Gần 160 trang trại chăn nuôi được chứng nhận VietGAHP trong khoảng 5 năm qua

Thái Nguyên Tỉnh Thái Nguyên xác định các trang trại, cơ sở chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAHP là nền tảng để địa phương xây dựng các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn.

Nông dân Cao Phong chuyển đổi hàng ngàn bể phun thuốc vuông sang tròn

Hầu hết bể phun thuốc hình vuông sau một thời gian sử dụng đều bị nứt nhưng bể hình tròn thì không. Sáng kiến của ông Cường đã được hàng ngàn nhà vườn áp dụng.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.