| Hotline: 0983.970.780

Tỉnh Thái Nguyên, nhân dân Thái Nguyên được mất những gì?

Thứ Năm 28/03/2019 , 08:18 (GMT+7)

Môi trường sống bị tàn phá. Dân mất đất canh tác. Trữ lượng tài nguyên khoáng sản bị bớt xén đồng nghĩa với ngân sách thất thu… Có thể thấy, chính quyền giao hàng loạt mỏ vàng cho Cty CP Đầu tư xây dựng và khai thác khoáng sản Thăng Long (Cty Thăng Long) nhưng người dân tỉnh Thái Nguyên chẳng được gì. Ngược lại, doanh nghiệp ngày càng giàu lên và tiếp tục chuyển sang thôn tính “đất vàng” công sở.

Dân mất kế sinh nhai, môi trường bị tàn phá

Để khai thác vàng sa khoáng tại 3 mỏ Bản Ná, Khắc Kiệm và Nam thung lũng Khắc Kiệm, Cty Thăng Long được giao gần 90ha đất tại xã Thần Sa, trong đó có cả rừng đặc dụng và đất trồng lúa. Đặc biệt, khoảng 40ha đất tại cánh đồng Khắc Kiệm từ nhiều năm nay là nguồn sống của gần 100 hộ dân xóm Xuyên Sơn, xã Thần Sa, trong đó có nhiều phần diện tích là đất lúa hai vụ của người dân bản địa.

Người dân sinh sống tại đây lâu năm đều làm nông nghiệp, sống nhờ cây lúa, nhưng quyết định cấp mỏ của UBND tỉnh Thái Nguyên cho doanh nghiệp đã khiến người dân xóm Xuyên Sơn phải nhường diện tích canh tác của mình cho hoạt động khai thác vàng.

Không những thế, hoạt động khai thác vàng ở mỏ Bản Ná của Cty Thăng Long còn phá hủy đường dân sinh đi vào xóm Xuyên Sơn buộc nhân dân phải đi đường vòng phía bên kia sườn núi mới có thể trở về nhà của mình.

15-33-05_tru_so_so_cong_thuong_d_bn_du_gi_tu_lu_nhung_chu_duoc_du_tu
 

Mất kế sinh nhai, nhiều hộ dân xóm Xuyên Sơn, xã Thần Sa đã làm đơn gửi các Bộ, ngành và Chính phủ đề nghị thu hồi diện tích đất ruộng mà tỉnh đã giao cho công ty khai thác vàng từ hàng chục năm trước đây nhưng doanh nghiệp này không sử dụng để trả lại cho nhân dân trồng cấy. Người dân cũng đề nghị chính quyền địa phương có phương án bảo vệ môi trường rừng của khu bảo tồn Thần Sa, bảo vệ môi trường sống của nhân dân xóm Xuyên Sơn.

Tuy nhiên, tiếng kêu cứu của nhân dân Thần Sa đi ngược lại lợi ích của doanh nghiệp nên đã “không thấu” tới các cấp chính quyền.

Doanh nghiệp thu lợi lớn, chuyển đầu tư thôn tính “đất vàng” công sở

Xuất phát điểm từ một doanh nghiệp non trẻ nhưng vì một mình độc chiếm 3 mỏ vàng trữ lượng lớn nên chỉ vài năm sau Cty Thăng Long đã vươn lên trở thành đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực khai thác vàng. Không dừng lại ở đó, Cty này bắt đầu vận dụng lợi thế “quan hệ” để chuyển sang thôn tính những khu đất vàng công sở.

Trụ sở UBND phường Phan Đình Phùng có diện tích 1.731m2 được tỉnh Thái Nguyên tổ chức bán đấu giá từ năm 2012, với thời hạn sử dụng là 50 năm. Trên khu đất này có nhà làm việc ba tầng, nhà hội trường hai tầng… Giá khởi điểm được đưa ra lúc đó là 49,3 tỷ đồng. Cty Thăng Long đã mua đấu giá khu đất vàng này và đóng cửa bỏ không cho đến nay.

Tương tự, trụ sở của Sở Công thương có diện tích khoảng 3.000m2 nằm ở vị trí trung tâm nhất của tỉnh Thái Nguyên ở số 4, đường Cách Mạng Tháng 8 (TP Thái Nguyên) cũng bị tỉnh Thái Nguyên mang ra bán đấu giá và Cty Thăng Long mua được. Hiện lô đất trụ sở này vẫn chưa được đầu tư bài bản mà Cty Thăng Long cho các doanh nghiệp khác thuê làm văn phòng.

Thêm nữa là trụ sở TAND tỉnh Thái Nguyên. Sau khi bán đấu giá, khu đất này cũng thuộc về Cty Thăng Long. Nhưng thật kì lạ, sau khi trúng đấu giá lô đất này lại trở thành trụ sở mới của Sở Công thương Thái Nguyên.

Tức là Cty Thăng Long mua trụ sở Sở Công thương và mua cả trụ sở TAND tỉnh Thái Nguyên để di dời trụ sở của Sở Công thương về trụ sở của TAND tỉnh. Cách mua, bán hoán đổi trụ sở của Sở Công thương tỉnh Thái Nguyên với TAND tỉnh Thái Nguyên khiến người ta không khỏi cảm thấy như doanh nghiệp này có quyền lực đủ để “dời non, lấp biển”. Đến cả cơ quan công quyền cũng có thể dịch chuyển, di dời đi bất cứ đâu mà doanh nghiệp này muốn.

Câu hỏi đặt ra ở đây là, vì sao UBND tỉnh Thái Nguyên lại bán trụ sở Sở Công thương và trụ sở TAND tỉnh? Nếu để tạo nguồn thu ngân sách thì có vẻ không đúng vì vị trí của Sở Công thương với TAND tỉnh rất gần nhau, đều là đất vàng nằm ở trung tâm TP Thái Nguyên. Như vậy tỉnh Thái Nguyên bán đấu giá hai trụ sở nhưng thực chất chỉ bán 1 trụ sở, còn lại là hoán đổi? Nếu là để nhường đất vàng phục vụ mục đích phát triển KT-XH thì lại càng không đúng, bởi phục vụ mục đích phát triển thương mại, dịch vụ phải theo quy hoạch. Chẳng lẽ, tỉnh Thái Nguyên lại có quy hoạch chuyển Sở Công thương sang trụ sở TAND tỉnh và chủ trương dùng Cty Thăng Long là đơn vị trung gian chuyển đổi? Vô lý!

Bản chất của doanh nghiệp là kiếm lợi. Nhìn vào sự ưu ái của tỉnh Thái Nguyên đối với Cty Thăng Long trong lĩnh vực khai thác vàng, giao mỏ, bớt xén trữ lượng, hợp thức hóa đất đai… người ta không khỏi nghi ngại sẽ lại có sự nhập nhèm giá trị của hai lô đất trong quá trình hoán đổi trụ sở Sở Công thương và TAND tỉnh Thái Nguyên.

Xem thêm
Đổi đất sau 30 năm thành mất đất

Đổi đất không thông qua chính quyền, bà Nguyễn Thị Tới ở tổ 12, phường Tân Bình, TP Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình được 'chỉ' mảnh đất không có giấy tờ chứng minh...

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường học thành nơi tập kết rơm rạ, rác thải

Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Quang Giao (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) bị bỏ hoang nhiều năm, hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.