| Hotline: 0983.970.780

Tỉnh Vĩnh Phúc hỗ trợ 14 tỉ đồng để xử lý rơm rạ bằng vi sinh

Thứ Bảy 15/06/2024 , 14:56 (GMT+7)

Đốt rơm rạ vừa gây mất an toàn giao thông, ô nhiễm môi trường vừa lãng phí nguồn phân bón hữu cơ sẵn có trên đồng ruộng.

Rơm rạ nếu biết tận dụng sẽ là tài nguyên quý. Ảnh: Tư liệu.

Rơm rạ nếu biết tận dụng sẽ là tài nguyên quý. Ảnh: Tư liệu.

Vì vậy, tỉnh Vĩnh Phúc đã có chính sách hỗ trợ chế phẩm vi sinh xử lý rơm rạ trên cây lúa giai đoạn 2022 - 2024. Cụ thể, năm 2024, tỉnh hỗ trợ hơn 14 tỉ đồng để mua chế phẩm vi sinh xử lý rơm rạ trên đồng ruộng sau khi thu hoạch lúa vụ xuân chuyển sang vụ mùa, giao cho Trung tâm Khuyến nông làm đơn vị đầu mối thực hiện, cấp phát 140.000kg chế phẩm xử lý cho diện tích 5.000ha.

Những huyện trọng điểm về lúa như Yên Lạc, Vĩnh Tường được hỗ trợ 1.000ha; những huyện có diện tích lúa nhỏ hơn như  Bình Xuyên, Sông Lô, Tam Đảo, Tam Dương, Lập Thạch được hỗ trợ từ 500-750ha; những thành phố như Phúc Yên, Vĩnh Yên được hỗ trợ 100ha. Quy trình kỹ thuật để xử lý rơm rạ bằng chế phẩm vi sinh cũng được Trung tâm phổ biến cho các địa phương và nông dân.

Cụ thể, sau khi thu hoạch lúa, nông dân cho nước vào ruộng giữ ở mức 2-3 cm, bón vôi, dùng máy phay qua một lần cho dập gốc rạ, sau đó dùng chế phẩm vi sinh rải đều trên mặt với số lượng 1 kg/sào, nâng mực nước thêm, giữ ở mức 7-10 cm trong vòng 10-15 ngày rồi bừa, bón lót, gieo cấy.

Việc xử lý vi sinh phân hủy rơm rạ không chỉ giúp tiết kiệm phân bón, cải tạo đất, giảm ô nhiễm môi trường do đốt rơm rạ mà còn giúp cây lúa phát triển nhanh, bộ rễ khỏe, đẻ nhánh tập trung, không bị hiện tượng nghẹt rễ, vàng lá sinh lý, giảm bớt việc sử dụng thuốc BVTV hóa học.

Xem thêm
Hiện đại hóa trong chăn nuôi: [Bài 2] Công nghệ giúp trang trại bò sữa bội thu

BÌNH DƯƠNG Những thành công của Công ty Anova Agri Bình Dương đang tạo động lực cho ngành chăn nuôi địa phương chuyển dịch từ chăn nuôi truyền thống sang chăn nuôi hiện đại.

Tỷ lệ tiêm vacxin phòng dịch tả lợn Châu Phi rất thấp

Hiện nay, dù đã có vacxin dịch tả lợn Châu Phi, tuy nhiên, tỷ lệ tiêm vacxin tại các địa phương như Quảng Ninh, Lạng Sơn rất thấp.

Giá dưới 5.000đ/kg, người trồng cam sành thua lỗ nặng

VĨNH LONG Diện tích tăng chóng mặt, cung vượt cầu nên giá cam sành từ đầu năm đến nay chỉ dưới 5.000đ/kg, nông dân thua lỗ nặng.