| Hotline: 0983.970.780

Bán rơm rạ, khoản thu không hề nhỏ

Thứ Ba 07/11/2023 , 06:00 (GMT+7)

Một đại điền 100ha đất lúa ở Thái Bình vụ mùa năm nay có thêm một khoản thu mới không hề nhỏ từ việc bán rơm rạ, khiến nông dân 'niềm vui nhân đôi'...

Xã viên HTX Quang Lanh (huyện Kiến Xương, Thái Bình) thu tiền triệu nhờ bán rơm cuộn sau thu hoạch lúa mùa. Ảnh: Thái Bình.

Xã viên HTX Quang Lanh (huyện Kiến Xương, Thái Bình) thu tiền triệu nhờ bán rơm cuộn sau thu hoạch lúa mùa. Ảnh: Thái Bình.

Thu tiền triệu từ bán rơm rạ

Chị Trần Thị Lanh (Giám đốc Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Quang Lanh, xã Bình Minh, huyện Kiến Xương) - một trong những người đi đầu trong phong trào đại điền (làm ruộng quy mô lớn) vụ mùa năm nay quyết định đầu tư máy cuộn rơm để thí điểm việc thu gom rơm rạ ngoài đồng.

Khác với nhiều vụ trước, rạ, rơm, phụ phẩm cây lúa trên diện tích đất canh tác chị đều không tận thu nên khi thu hoạch lúa, rơm, rạ đều bỏ lại đồng, chỉ lấy thóc mang về. Rạ, rơm… được xử lý theo cách truyền thống là đốt đồng hoặc ngâm nước khi đổ ải, sau đó dùng máy cày lật lẫn vào với đất.

Cách thức truyền thống cũ này, rơm rạ đều bị bỏ phí. Hơn thế, khói đốt đồng là một trong những tác nhân gây ô nhiễm môi trường không khí, gây khói bụi và làm ngột ngạt thêm làng quê. Nhiều năm trước, cứ đến mùa thu hoạch, các ngành chức năng của các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng đều ra văn bản về việc khuyến cáo người dân hạn chế việc đốt đồng để bảo vệ môi trường.

Chị Trần Thị Lanh bên một cây rơm nguyên liệu. Ảnh: K.Trung.

Chị Trần Thị Lanh bên một cây rơm nguyên liệu. Ảnh: K.Trung.

Mới đây, để chuẩn bị cho vụ thu hoạch lúa vụ mùa, chị Lanh đã quyết định mua máy cuộn rơm loại nhỏ để thí điểm thu hoạch rơm rạ. “Chiếc máy này nhỏ, gắn nối với máy cày, hợp tác xã đầu tư để thí điểm cuốn rạ rơm. Nếu hiệu quả, chúng tôi sẽ nâng cấp máy lên loại công suất lớn hơn vào vụ tới”, chị Lanh cho hay.

Vụ mùa năm nay, chị Lanh tận thu được 2.000 quả rơm. Để chuẩn bị kho chứa, hợp tác xã phải chuẩn bị khu đất trống diện tích lên tới cả ngàn mét. Núi rơm khổng lồ được che bạt để chắn mưa, khi trời nắng, xã viên lại tháo bạt để phơi cho rơm khô.

Mặc dù mới triển khai cuốn rơm vụ đầu tiên, chị Lanh đã xuất bán được 1.000 quả rơm với giá khoảng 20 ngàn đồng/quả, tương đương 20 triệu đồng. Mỗi ngày, xe tải chở rơm về tận hợp tác xã thu mua, đem đi tiêu thụ.

“Người dân mua rơm về làm nguyên liệu để sản xuất nấm rơm, thức ăn nuôi trâu, bò, đặc biệt là bò sữa. Các mô hình trang trại sản xuất nấm hữu cơ ngày càng nhân rộng nên nhu cầu tiêu thụ rơm rất lớn. Nhiều trang trại chăn nuôi lợn quy mô nhỏ cũng đang muốn quay trở lại mô hình nuôi chuồng lót rơm để có phân bón cho nông nghiệp nên rơm, rạ cũng có giá trị”, chị Lanh cho biết.

Làng quê hết ô nhiễm 

Theo tính toán của các chuyên gia nông nghiệp: Một ha lúa cho khoảng 10 tấn rơm rạ, nếu xử lý bằng chế phẩm sinh học sẽ thu được khoảng 4 tấn phân hữu cơ. Tính theo tỷ lệ chung cả nước là 45 triệu tấn rơm rạ, nếu đem xử lý sẽ được gần 20 triệu tấn phân hữu cơ, giúp nông dân đỡ phải bỏ tiền mua phân hóa học tương đương với 200.000 tấn đạm, 190.000 tấn lân, 460.000 tấn kali quy ra số tiền là gần 11.000 tỷ đồng.

Nhiều năm qua, Bộ TN-MT cùng nhiều địa phương từng ra văn bản nghiêm cấm việc đốt rơm rạ gây ô nhiễm không khí và môi trường. Ảnh: Thu Cúc.

Nhiều năm qua, Bộ TN-MT cùng nhiều địa phương từng ra văn bản nghiêm cấm việc đốt rơm rạ gây ô nhiễm không khí và môi trường. Ảnh: Thu Cúc.

Rơm rạ có tác dụng tạo độ phì nhiêu cho đất. Một số nơi bắt đầu sử dụng máy gặt đập liên hợp thế hệ mới, rơm rạ được máy cắt nhỏ và rải trộn ngay trên ruộng đồng, xử lý vi sinh sau một thời gian ngắn sẽ mục nát trở thành nguồn phân hữu cơ.

Tại các tỉnh miền Bắc, việc tận thu rơm rạ chưa được chú trọng. Người dân khi thu hoạch lúa đều bỏ rơm lại đồng, sau đó đem đốt gây ra cảnh khói bụi mù mịt. Trước thực trạng này, nhiều địa phương đã phải ra văn bản khuyến cáo, nghiêm cấm người dân không đốt rơm rạ, đốt đồng… để bảo vệ môi trường. Bộ TN-MT cũng ra nhiều văn bản đề nghị các địa phương, cơ quan chức năng phối hợp, tăng cường các biện pháp kiểm soát ô nhiễm không khí tại các tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Hồng.

Các chuyên gia môi trường cho rằng, bên cạnh những nguyên nhân chính đã được xác định do bụi, khí thải từ các hoạt động giao thông vận tải, xây dựng, sản xuất công nghiệp với lượng thải lớn và chưa được kiểm soát hiệu quả kết hợp với yếu tố thời tiết bất lợi (nghịch nhiệt) trong giai đoạn giao mùa thì có nguyên nhân không nhỏ từ hoạt động đốt rơm rạ, phụ phẩm nông nghiệp sau thu hoạch của người nông dân. Đây là hoạt động diễn ra hằng năm, lặp đi lặp lại của người nông dân khu vực nông thôn miền Bắc mà chưa có giải pháp hữu hiệu để giải quyết triệt để.

Máy cắt kết hợp băm nhuyễn rơm xử lý làm phân bón. Ảnh: Trung Chánh.

Máy cắt kết hợp băm nhuyễn rơm xử lý làm phân bón. Ảnh: Trung Chánh.

Nhằm kiểm soát, giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí, Bộ TN-MT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo thực hiện đồng bộ các biện pháp tuyên truyền, vận động không để người dân đốt rác thải tự phát, đốt rơm rạ và phụ phẩm nông nghiệp sau thu hoạch lúa. Hội nông dân và phụ nữ, đoàn thanh niên tổ chức cho hội viên, đoàn viên, hộ nông dân ký cam kết không đốt rơm rạ ngoài cánh đồng.

Ngoài ra, các địa phương cần xây dựng các dự án, nhiệm vụ hướng dẫn người nông dân triển khai các biện pháp thu gom tối đa, xử lý, chế biến triệt để phụ phẩm, rơm rạ sau thu hoạch thành các sản phẩm có ích.

Người nông dân có thêm thu nhập từ tận thu rơm rạ sau thu hoạch lúa.

Người nông dân có thêm thu nhập từ tận thu rơm rạ sau thu hoạch lúa.

Mỗi cuộn rơm hiện có giá trên dưới 20 ngàn đồng, có nơi lên tới 30 ngàn đồng. Đây là khoản thu không nhỏ nếu tận dụng hết phụ phẩm của ngành nông nghiệp. Ảnh: Kiên Trung.

Mỗi cuộn rơm hiện có giá trên dưới 20 ngàn đồng, có nơi lên tới 30 ngàn đồng. Đây là khoản thu không nhỏ nếu tận dụng hết phụ phẩm của ngành nông nghiệp. Ảnh: Kiên Trung.

Kinh nghiệm từ vựa lúa đồng bằng sông Cửu Long 

Ông Triệu Quốc Dương (Phó trưởng phòng Kỹ thuật – Trung tâm Khuyến nông, Sở NN-PTNT Hậu Giang) cho biết: Nông dân vùng ĐBSCL nhiều năm qua có khoản thu không hề nhỏ từ việc bán rơm rạ tận thu từ phế phẩm nông nghiệp. Một cuộn rơm khô được bán tại ruộng trên 20 ngàn đồng, với trọng lượng lên tới 40kg rơm tươi. Việc thu hoạch rơm rạ sẽ giúp cho khâu làm đất các vụ mùa sau dễ dàng hơn khi rơm rạ trong thời gian ngắn chưa kịp hoai mục, trở thành vật cản gây khó khăn cho làm đất khi trồng lúa vụ mới.

Ông Trần Văn Triệu (ấp 6, xã Vị Tân, TP Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang) mỗi năm bỏ cả chục triệu đồng để mua rơm về làm nguyên liệu sản xuất nấm rơm. Bã rơm sau trồng nấm đã hoai mục, ông Triệu tiếp tục tận thu để làm phân bón hữu cơ, quay vòng để tái tạo đất. “Việc sử dụng phế phẩm phụ trong nông nghiệp giúp tiết kiệm chi phí sản xuất, tăng dinh dưỡng cho đất theo hướng hữu cơ và có tác dụng bảo vệ môi trường”, ông Triệu nói.

  • Cá 'quý tộc' sống khỏe trên rẻo cao
    Phóng sự 06/12/2024 - 14:00

    Các hộ nuôi các nước lạnh tại Sa Pa không quản khó khăn, vẫn miệt mài tìm hướng đi mới cho dòng sản phẩm không phải nơi nào cũng có.

  • Lãng du - những ấn tượng khó phai
    Phóng sự 06/12/2024 - 10:18

    Miền núi phía Bắc luôn níu chân du khách, từ cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, cho đến những sản vật đặc trưng, cùng sự nồng hậu của người dân địa phương.

  • Cây vàng trên Mỏ Vàng
    Phóng sự 06/12/2024 - 06:00

    Trời còn đẫm sương đêm, ông Đặng Nho Hưng (thôn Thác Tiên, xã Mỏ Vàng) đã thức giấc, mượn người lên đồi dọn thân củi quế chuẩn bị cho một mùa mới...

  • Đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng
    Phóng sự 05/12/2024 - 15:15

    Ở Sa Pa (Lào Cai) có một cộng đồng người Dao đỏ đắm đuối với cây thuốc bản địa, đắm đuối với bài thuốc cha ông. Họ kiên trì đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng...

  • Sâm Lai Châu trên đỉnh Pusilung
    Phóng sự 05/12/2024 - 14:00

    Dự hội nghị định hướng phát triển sâm Việt Nam do Bộ trưởng Lê Minh Hoan chủ trì, ông Ngô Tân Hưng càng quyết tâm xây dựng thương hiệu Sâm Việt Nam thành ngành hàng.

  • Vùng xanh ngát dưới chân đèo Pha Đin
    Phóng sự 05/12/2024 - 06:00

    Mấy chục năm về trước, xã Phổng Lái thiếu nước sinh hoạt, người dân hầu như sản xuất theo hướng tự cung tự cấp, chứ chưa bao giờ dám nghĩ đến quy mô hàng hóa.

  • Canh giữ linh hồn của rừng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:53

    Người ta gọi hổ là chúa tể của rừng xanh, còn tiếng hót của vượn chính là linh hồn của rừng.

  • 'Cá thần' dưới chân thác Trăng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:50

    Từng vài lần ăn cá dầm xanh ở Hòa Bình hay còn có tên cá bỗng ở Tuyên Quang, 'cá thần' ở Thanh Hóa, tôi ấn tượng về sự thơm, ngon, ngọt đậm của nó.

  • Đem hoa quả xứ người lên đất dốc
    Phóng sự 04/12/2024 - 13:45

    Thuở ban đầu, Sơn La chỉ toàn ngô, sắn và cây lâm nghiệp, tìm đỏ mắt không thấy bơ, nhãn, chứ đừng nói đề huề như bây giờ.

  • Trên đường và dưới cánh bay…
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:45

    Từ trên đường hay là trên cánh bay ngắm xuống, Tây Bắc hiện ra bóng dáng một miền cây trái mới, một vùng du lịch văn hóa, lịch sử gắn với sinh thái, thiên nhiên.

  • Phía ấy, biên thùy...
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:10

    Đầu tháng 9/2024, tôi được mời đến dự Triển lãm 'Non nước biên thùy'. Ngắm các tác phẩm của Đỗ Đức, tôi như được trở lại với những vùng đất đã từng qua. 

  • Cây mang quần áo, sách vở đến miền đất khó
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:00

    Mỗi lần ngắt từng hạt đỏ đỏ, xinh xinh xuống, vị trưởng bản huyện Sốp Cộp lại như chạm vào kỷ niệm của một ngày chưa xa.

Xem thêm
Vĩnh Phúc giảm 10 tổ chức Đảng, 1 Ban Đảng và 8 Sở...

Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc cho biết sẽ sớm ban hành chính sách với những trường hợp 'hy sinh' vì lợi ích chung, thôi làm việc trong cơ quan hưởng lương từ ngân sách.

Xây dựng thương hiệu gạo là khẳng định lòng tin với người tiêu dùng

Các doanh nghiệp phải tự khẳng định 'bản sắc', chú trọng duy trì chất lượng ổn định, tạo được niềm tin cho người tiêu dùng, đó mới là xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam.

Trao tặng 1.500 con vịt biển cho quân, dân Bà Rịa- Vũng Tàu

Ngày 10/12, Trung tâm Vigova đã gửi tặng 1.500 con vịt biển giống cho Bộ Chỉ huy BĐBP Bà Rịa - Vũng Tàu và các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn.