| Hotline: 0983.970.780

Tái cơ cấu ngành lúa gạo và cà phê

Tổ chức nông dân hoạt động hiệu quả, đồng ruộng đẹp như khu sinh thái

Thứ Hai 01/06/2020 , 07:15 (GMT+7)

Cống máng kiên cố hóa, bơm tưới bằng điện, đường nội đồng đổ bê tông rợp bóng cây, đã biến cánh đồng lúa bạt ngàn đẹp chẳng thua kém gì khu du lịch sinh thái.

Đó là đồng ruộng của các hợp tác xã (HTX) nông nghiệp ở các tỉnh, thành ĐBSCL tham gia Dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững (VnSAT) được hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.

 Đầu tư hạ tầng đồng bộ

Trong bối cảnh tác động của biến đổi khí hậu như hiện nay, để sản xuất lúa bền vững, ngoài việc nông dân phải nắm vững kỹ thuật thì hạ tầng phục vụ sản xuất phải đồng bộ, mới giảm thiểu được thiệt hại. Do đó, dự án VnSAT đang đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng cho các hợp tác xã, phục vụ sản xuất tốt hơn cho bà con xã viên.

Anh Nguyễn Văn Huỳnh, Giám đốc HTX Dịch vụ Nông nghiệp Thanh Niên Phú Hòa tham gia dự án VnSAT Kiên Giang và đã được đầu tư 8,9 tỷ đồng xây dựng cơ sở hạ tầng. Cụ thể là đầu tư 2 cống Kênh Út Oanh xáng Tân Hội, kênh Út Oanh Lung Lớn và 2 con đường bê tông kênh Ba Vàng, kênh ngang Ba Vàng. Nhờ đó, thuận lợi cho thành viên HTX phát triển kinh tế, chủ động điều tiết nước nhờ hệ thống bờ bao khép kín. Ngoài ra, còn được hỗ trợ hạ thế điện 3 pha phục vụ bơm tưới, giảm chi phí và công lao động.

Dự án VnSAT hỗ trợ đầu tư xây dựng cống điều tiết thủy lợi tại HTX Phú Hòa. Ảnh: Trung Chánh.

Dự án VnSAT hỗ trợ đầu tư xây dựng cống điều tiết thủy lợi tại HTX Phú Hòa. Ảnh: Trung Chánh.

Với cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ, HTX đang thực hiện chuyển đổi tái cơ cấu ngành nông nghiệp từ trồng lúa triển sang trồng cây ăn trái, trồng màu, chăn nuôi, dịch vụ làng nghề truyền thống và dịch vụ du lịch nông thôn. Ngoài sản xuất lúa, xã viên đã mạnh dạn chuyển đổi, đầu tư nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi, trồng rau màu để đa dạng hóa mặt hàng và nâng cao thu nhập.

Cụ thể là nuôi gà an toàn sinh hoạch, nuôi ếch, cá lóc trong mùng, trồng rau trong nhà lưới, tiến tới xây dựng thương hiệu rau sạch cho HTX Phú Hòa để cung cấp cho thị trường như chợ Tân Hội, chợ Phi thông, chợ Tân Thành và người dân ở địa phương có nhu cầu.

Tương tự, HTX Nông nghiệp Thạnh Hòa (xã Mong Thọ A, Châu Thành, Kiên Giang) cũng đã được dự án VnSAT Kiên Giang đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất. Đi trên con đường bê tông thẳng tắp, chạy giữa cánh đồng lúa của HTX, hai bên là những hàng cây, chẳng khác gì đi giữa khu du lịch sinh thái, Giám đốc Đoàn Văn Bấu phấn khởi cho biết: “Đây là con đường do dự án VnSAT đầu tư, giúp xã viên vận chuyển vật tư phục vụ sản xuất, kéo lúa hàng hóa, nông sản về phơi sấy, tiệu thụ rất dễ dàng. Trước đây, không có con được này, nông dân rất vất vả, thậm chí còn xích mích nhau do việc đẩy xuồng, máy kéo đi lại nhiều lần làm hư hỏng lúa, gây sụt lún đất ruộng…”.

Nhờ đó mà HTX Nông nghiệp Thạnh Hòa đã hoạt động tốt còn tốt hơn trong lĩnh vực dịch vụ vụ nông nghiệp, nông thôn, như sản xuất, cung ứng lúa giống, cung ứng vật tư nông nghiệp… Hiện HTX đã có nhà kho sức chứa cả ngàn tấn, các loại máy bơm tưới, thu hoạch, sấy lúa, máy làm sạch hạt giống. Hiện nay HTX đang tiến tới làm thương hiệu gạo từ lúa nguyên liệu do xã viên sản xuất ra để gia tăng giá trị của cây lúa.

Kho chứa lúa với sức chứa hơn 1 ngàn tấn tại HTX Thạnh Hòa, giúp thu mua, dự trữ lúa tốt cho bà con nông dân. Ảnh: Trung Chánh.

Kho chứa lúa với sức chứa hơn 1 ngàn tấn tại HTX Thạnh Hòa, giúp thu mua, dự trữ lúa tốt cho bà con nông dân. Ảnh: Trung Chánh.

Tăng chất lượng lúa gạo theo chiều sâu

Tại An Giang, nhiều năm qua Dự án VnSAT đã tập trung hỗ trợ nông dân và HTX trên địa bàn các biện pháp ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến và đầu tư trang thiết bị nhằm mục đích tăng chất lượng lúa gạo, thúc đẩy ngành hàng lúa gạo tăng trưởng bền vững theo chiều sâu.

Ông Đoàn Ngọc Phả, Phó GĐ Ban Quản lý Dự án VnSAT An Giang cho biết: Dự án VnSAT An Giang được triển khai trên địa bàn 45 xã thuộc 5 huyện: Châu Phú, Thoại Sơn, Tịnh Biên, An Phú và Tri Tôn, thu hút sự tham gia của hơn 26.000 hộ nông dân, với quy mô 38.600ha.

Máy tách hạt do dự án VnSAT đầu tư cho HTX An Bình để làm lúa giống cung cấp cho bà con xã viên sản xuất. Ảnh: Trung Chánh.

Máy tách hạt do dự án VnSAT đầu tư cho HTX An Bình để làm lúa giống cung cấp cho bà con xã viên sản xuất. Ảnh: Trung Chánh.

Để thực hiện mục tiêu nâng cao giá trị ngành hàng lúa gạo, thúc đẩy tăng trưởng bền vững theo chiều sâu, những năm qua, Ban Quản lý dự án VnSAT An Giang đã chủ động phối hợp các đơn vị hỗ trợ kỹ thuật, trong đó nòng cốt là cán bộ của ngành BVTV và khuyến nông từ tỉnh đến cơ sở để chuyển giao kỹ thuật canh tác tiên tiến theo quy trình “3 giảm 3 tăng”, “1 phải 5 giảm” cho hơn 14.000 lượt nông dân, thông qua 100 điểm trình diễn và 450 lớp đào tạo tập huấn trên diện tích 22.000ha.

Đến nay, đã tổ chức 6 lớp đào tạo về quản lý, điều hành và phát triển HTX cho 179 học viên. Phối hợp Cục Hợp tác và PTNT chọn HTX Nông nghiệp An Bình, huyện Thoại Sơn làm mô hình “Cải thiện và mở rộng qui mô cánh đồng lớn cơ giới hóa đồng bộ gắn với nâng cao năng lực chế biến sau thu hoạch”. Bên cạnh đó còn phối hợp với Cty CP Đầu tư và Truyền thông Tầm nhìn hỗ trợ xây dựng bộ nhận diện thương hiệu sản phẩm chế biến gạo cho HTX An Bình.

Ông Trịnh Công Minh, Chủ tịch Hội đồng Quản trị HTX An Bình thăm ruộng lúa vụ hè thu 2020 trong vùng dự án VnSAT hỗ trợ đầu tư hạ tầng. Ảnh: Trung Chánh.

Ông Trịnh Công Minh, Chủ tịch Hội đồng Quản trị HTX An Bình thăm ruộng lúa vụ hè thu 2020 trong vùng dự án VnSAT hỗ trợ đầu tư hạ tầng. Ảnh: Trung Chánh.

Ông Trịnh Công Minh, Chủ tịch Hội đồng Quản trị HTX An Bình, phấn khởi cho biết: HTX được thành lập từ năm 2015, có 78 thành viên với tổng diện tích sản xuất lúa 620 ha. Từ năm 2018 dự án VnSAT An Giang đã hỗ trợ cho HTX xây dựng dựng trụ sở nơi làm việc của HTX, nhà kho và máy tách hạt lúa giống, đường nội đồng để vận chuyển nông sản cho thuận lợi và kết hợp giao thông nội đồng giúp các em học sinh đến trường dễ dàng… với tổng kinh phí khoảng 8 tỷ đồng.

Bên cạnh VnSAT An Giang còn hỗ trợ chuyển giao tập huấn các biện pháp kỹ thuật như “1 phải  5 giảm” và “3 giảm 3 tăng” từ đó giúp các xã viên trong HTX An Bình thay đổi được tư duy sản xuất lúa như: Đẩy mạnh áp dụng trong các khâu cơ giới hóa trong gieo cấy và và thu hoạch lúa, áp dụng giảm giống, giảm phân bón và thuốc BVTV. Giúp nông dân giảm chi phí trong sản xuất và bảo vệ sức khỏe, thân thiện với môi trường. Mỗi vụ lúa nông dân tăng thêm lợi nhuận từ 2-3 triệu đồng/ha/vụ so với sản xuất theo truyền thống trước đây.

Theo ông Minh, HTX An Bình nhiều năm đã liên kết với các doanh nghiệp lớn trong và ngoài tỉnh để bao tiêu đầu ra cho nông dân. Chính vì vậy các xã viên sản xuất lúa trong HTX rất yên tâm ở khâu này mà tập trung sản xuất lúa làm sao để nâng cao chất lượng hạt gạo là trên hết. Có được động lực đó, HTX đứng ra cung cấp vật tư nông nghiệp đầu vào cho nông dân như phân bón, thuốc BVTV, hỗ trợ kỹ thuật. Cuối vụ nông dân mới thanh toán tiền lại cho HTX.  

Bên cạnh đó HTX An Bình dành riêng 150 ha, sản xuất lúa theo tiêu chuẩn SRP 100 theo đơn đặt hàng của Tập Đoàn Lộc Trời, các diện tích còn lại sản xuất lúa theo hướng an toàn. Không dừng ở đó HTX còn mạnh dạn đăng ký nhãn hiệu độc quyền để sản xuất “gạo an toàn” của HTX, mỗi năm cung cấp ra thị trường hàng chục tấn gạo, được thị trường đánh giá cao.

Từ nguồn lúa nguyên liệu do nông dân tham gia dự án VnSAT sản xuất, HTX An Bình đã thu mua, chế biến thành gạo an toàn cung cấp cho thị trường

Từ nguồn lúa nguyên liệu do nông dân tham gia dự án VnSAT sản xuất, HTX An Bình đã thu mua, chế biến thành gạo an toàn cung cấp cho thị trường

Ông Đoàn Ngọc Phả cho biết thêm: Mục tiêu của dự án là đến năm 2020, tất cả các hộ dân trong vùng dự án được đào tạo, tập huấn “3 giảm, 3 tăng” và “1 phải, 5 giảm”, đạt mức áp dụng kỹ thuật canh tác bền vững trên 75%, đảm bảo mức lợi nhuận từ trồng lúa cho người dân tăng từ 3,5-4,5 triệu đồng/ha.

Theo đó, kế hoạch từ nay đến cuối năm 2020, VnSAT An Giang sẽ tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực cho tổ chức nông dân gồm: 2 lớp nhân giống lúa xác nhận, 5 lớp về luân canh cây trồng, 2 lớp về sử dụng phụ phẩm lúa và 4 lớp tập huấn về tiêu chuẩn canh tác lúa gạo bền vững VietGAP – SRP. Phối hợp với tư vấn IRRI tổ chức 1 lớp tập huấn SRP đào tạo giáo viên nguồn (TOT) cho cán bộ kỹ thuật nông nghiệp An Giang. Thực hiện kế hoạch tổ chức 10 hội thảo truyền thông về dự án và “1 phải 5 giảm”...                                                                 

Ban Quản lý dự án VnSAT An Giang đề xuất, Dự án VnSAT Trung ương cần tiếp tục xem xét hỗ trợ đầu tư trang, thiết bị phân tích, kiểm nghiệm chất lượng lúa gạo và các nông sản khác cho Trung tâm kỹ thuật và Dịch vụ nông nghiệp, đồng thời bố trí kinh phí để địa phương đề xuất các tiểu dự án hỗ trợ hạ tầng cho tổ chức nông dân đợt 3.

Dự án VnSAT đã chọn 3 HTX gồm: Kênh 7A, Kênh 4A và Thạnh Hòa (Kiên Giang) để phối hợp với các đơn vị chuyên môn xây dựng mô hình trình diễn Cánh đồng mẫu lớn ứng dụng trang triết bị thông minh và đạt chuẩn VietGAP. Cụ thể, là thực hiện diện tích 300 ha trên 3 HTX, trong đó đầu tư xây dựng cánh đồng mẫu lớn ứng dụng trang thiết bị thông minh gồm: Máy bơm nước, Tủ điều khiển thông minh, Trạm quan sát sâu rầy thông minh, ống cảm biến ướt khô xen kẽ AWD… nhằm phục vụ sản xuất lúa hiệu quả, bền vững.

    Tags:
Xem thêm
Tôm Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ sẽ gánh thêm thuế chống trợ cấp

Tôm Việt Nam, Ấn Độ, Ecuador xuất khẩu sang Hoa Kỳ có thể bị buộc trả thuế chống trợ cấp sơ bộ với mức dao động từ dưới 2% đến tối đa 196%.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Tháp cao tầng là biểu tượng của các thành phố lớn trên thế giới

Cùng chiêm ngưỡng những tòa cao ốc đã và đang góp phần quảng bá hình ảnh của các thành phố và quốc gia lớn trên thế giới.

Chuyên gia: 'Thế giới có gì, Vinhomes Royal Island có đó, thậm chí còn có nhiều hơn'

Đảo Vũ Yên (Hải Phòng) đang là 'tâm chấn' của thị trường BĐS kể từ sau khi Vinhomes Royal Island chính thức ra mắt.

Bình luận mới nhất