| Hotline: 0983.970.780

Tô mỳ có giá… 2,1 triệu đồng

Thứ Ba 02/03/2010 , 15:14 (GMT+7)

Một nhà hàng tại Nhật Bản đã kỳ công tạo ra một tô mỳ với giá “cắt cổ”: 110 USD ( tương đương khoảng gần 2,1 triệu đồng).

Ảnh minh họa

Một nhà hàng tại Nhật Bản đã tạo ra một tô mỳ với giá “cắt cổ” 110 USD ( tương đương khoảng gần 2,1 triệu đồng). Công việc nấu nước dùng của loại mỳ hiếm có này kéo dài tới 3 ngày.

Món mỳ này có tên là “Mỳ trộn ngũ vị hương hoàng gia” được bán tại nhà hàng Fujimaki Gekijyo (Nhật Bản) không phải mỳ khô mà còn có kèm thêm nước. Nguyên liệu làm nên nó gồm có 20 loại khác nhau.

Ngoài ra món mỳ này còn được làm từ loại thịt lợn và thịt bò thượng hạng được chọn lựa kỹ càng kết hợp với những gia vị từ Thái Lan tạo ra nước dùng giống như hương vị món lẩu Thái Yum Cung nổi tiếng.

Thoạt nhìn bên ngoài, nó hoàn toàn giống những tô mỳ ở nhiều nhà hàng khác, nhưng theo ông Soichi Fujimaki, chủ cửa hàng cho biết: Đây là món ăn do kinh nghiệm tích cóp từ 25 năm mới có thể tạo thành. Đây là nơi duy nhất trên thế giới bán loại mỳ này.

Lúc đầu giá bán mỗi tô mỳ ở mức 3.000 yên tức khoảng 33 USD (tương đương khoảng 620.000 đồng), nhưng sau đó giá được tăng dần và chờ ý kiến của khách hàng. Trong khi một tô mỳ bán tại Tokyo chỉ có giá dao động từ 5,5 USD (tương đương 110.000 đồng) đến 10 USD (tương đương 190.000 đồng).

Điều đặc biệt nữa là khách hàng muốn đến ăn tại nhà hàng phải là thành viên của Fujimaki Gekijyo hoặc được một khách nào đó là thành viên giới thiệu vào.

Một vị khách có tên Kietsu Furusawa cho biết: Món mỳ này thật sự đắt, nhưng tôi nghĩ tốt hơn là thỉnh thoảng tới đây. 10.000 Yên - một số tiền lớn nhưng thà ăn một tô mỳ ở đây còn hơn đi các nhà hàng khác.

Ông Furusawa còn cho biết thêm, nước mỳ ở đây có vị rất ngon và đặc biệt.

Ông Fujimaki có dự định sẽ mở rộng việc bán mỳ của quán bằng cách khai trương một nhà hàng tại Losangles (Hoa Kỳ) vào tháng 8 tới.

(Theo VTC News/LI)

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị: Điều tra, xử lý nghiêm hành vi gây cháy rừng

Ngày 28/4, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Quốc Trị đã có buổi làm việc với tỉnh Hà Giang về tình hình sản xuất nông nghiệp và công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Ùn tắc bến phà ra đảo Cát Bà dịp 30/4 và 1/5

HẢI PHÒNG Ngày 28/4, hàng nghìn người đã ùn ùn đổ về bến phà Đồng Bài để ra đảo Cát Bà khiến giao thông tắc nghẽn.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm