| Hotline: 0983.970.780

Tọa đàm 'Tin giả, tác hại thật'

Thứ Tư 20/06/2018 , 13:50 (GMT+7)

Nhân kỷ niệm 93 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2018), ngày 15/6, tại TP Cần Thơ, Văn phòng đại diện Báo NNVN tại ĐBSCL tổ chức buổi họp mặt Ngày báo chí cách mạng Việt Nam và tọa đàm với chủ đề “Tin giả, tác hại thật”.

Tham dự tọa đàm có hơn 50 đại biểu là đại diện lãnh đạo các huyện, thành phố, Cty, doanh nghiệp trong khu vực tham gia.

09-52-21_6_qung_cnh_buoi_to_dm
Quang cảnh buổi tọa đàm

Với chủ đề “Tin giả, tác hại thật” buổi tọa đàm đã thu hút được nhiều ý kiến của đại biểu tham gia thảo luận, nhìn nhận khách quan, thẳng thắn. Qua đó, Văn phòng Báo NNVN tại ĐBSCL đã giải đáp 15 ý kiến của các đại biểu luận bàn về tác hại của tin giả, tin đồn thất thiệt, gây ảnh hưởng đến cuộc sống và hoang mang dư luận xã hội.

Đa số ý kiến đều xoay quanh các vấn đề về định hướng ngôn luận, truyền thông phải công tâm, công bằng, khách quan. Phải có sự nhìn nhận một cách đa chiều. Đồng thời, nhiều đại biểu đã đưa ra những ý kiến cho rằng, nếu đưa thông tin sai sự thật, thì hậu quả mang lại cho xã hội rất nghiêm trọng. Thậm chí, là tổn thất rất nặng nề về kinh tế.

Trình bày quan điểm của mình tại buổi tọa đàm, Tiến sĩ ngôn ngữ học Huỳnh Công Tín cho biết, bản thân ông từng có thời gian làm báo, nên nhận thấy, người làm công tác báo chí phải trung thực, tránh tình trạng chuyện bé xé to, thổi phồng sự thật một cách thái hóa, dẫn đến sai sự thật.

09-52-21_1_tien_si_ngon_ngu_hoc_huynh_cong_tin
Tiến sĩ ngôn ngữ học Huỳnh Công Tín

Nhìn nhận khách quan về những thông tin đăng trên báo NNVN, ông Tín đánh giá cao về tính trung thực của báo NNVN, một tờ báo đại diện cho ngành nông nghiệp của cả nước. “Ưu điểm của báo NNVN trong các bài viết đều chú ý đến việc đưa phát biểu, đánh giá của cả chính quyền địa phương và người dân”, ông Tín nói.

Bên cạnh đó, ông Tín cho rằng, người làm báo tuyệt đối không nên đưa ý kiến một chiều, thông tin có sự mâu thuẫn giữa chính quyền và người dân. “Vấn đề đó là bất ổn, độc giả hiện nay rất thông minh, họ biết chọn lọc, biết lựa chọn thông tin và phản hồi một cách tích cực. Người làm báo phải biết cách dùng từ ngữ hợp lý, không nên thổi phồng sự thật hay giật tít kiểu "câu view, câu like" làm nhiễu loạn thông tin để lôi kéo độc giả. Đó là điều tối kỵ đối với người làm báo”, ông Tín nêu quan điểm.

Luận bàn về “tác hại thật” khi đưa thông tin giả, ông Tín đánh giá, nếu một tờ báo đưa tin sai nhiều lần thì tờ báo đó sớm muộn gì cũng bị độc giả tẩy chay, không đọc nữa. Vì vậy, người làm báo phải cố gắng làm sao hạn chế tin giả, phản ánh trung thực, chọn lọc thông tin đa chiều và đặc biệt phải chuẩn.

Ông Võ Xuân Tân, Giám đốc trung tâm Khuyến nông Hậu Giang cho rằng, tin giả là tin hư cấu, không có thật, không bám theo thực tế và nếu người làm báo mà không đi thực tế, đưa tin không có sự thật, một chiều, phiến diện, sớm hay muộn, người đó sẽ bị xã hội đào thải. “Hiện nay, có một số tờ báo muốn thu hút người đọc nên giật tít, thổi phồng sự thật làm mất đi tính chân thật của nguồn tin. Bên cạnh đó, người làm báo ít đi cơ sở, không đầu tư thời gian để nắm bắt thông tin, chưa hiểu đúng thông tin thực tế dẫn đến việc đưa thông tin sai”, ông Tân nói.

09-52-21_2_ong_vo_xun_tn_gim_doc_trung_tm_khuyen_nong_hu_ging
Ông Võ Xuân Tân, Giám đốc trung tâm khuyến nông Hậu Giang

Theo ông Tân, hậu quả của tin giả là rất lớn, làm ảnh hưởng rất lớn đến đời sống xã hội. “Điển hình ở lĩnh vực nông nghiệp của Hậu Giang, trước đây, từng có khoảng thời gian mấy năm liền, nhiều tờ báo, mạng xã hội đưa thông tin ăn bưởi bị ung thư. Từ đó, người trồng bưởi ở Hậu Giang lao đao, chịu một phen hú vía vì lượng khách hàng giảm mạnh, do bị tẩy chay. Người nông dân không bán được nông sản, làm ảnh hưởng nghiêm trọng, nặng nề đến sản xuất”, ông Tân dẫn giải.

Để hạn chế tin giả, nhiều đại biểu đề nghị, nên tổ chức tập huấn, tuyên truyền, nâng cao trách nhiệm và kỹ năng nghề nghiệp cho đội ngũ người làm báo. Qua đó, chú trọng tiếp cận nguồn thông tin chuẩn xác, sẽ mang lại hiệu quả cao.

Ông Phan Đình Mai, Phó Ban QLDA các công trình nông nghiệp tỉnh Kiên Giang, nhìn nhận, vai trò của báo chí rất quan trọng đối với ngành nông nghiệp hiện nay. Báo chí đã làm tốt vai trò, nhiệm vụ tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đồng thời, phản ánh được tâm tư nguyện vọng của người dân. Nhất là tệ tham nhũng, quan liêu, làm ảnh hưởng đến đời sống xã hội. Từ đó, góp phần làm ổn định cuộc sống của người dân, giúp nhà nước phát triển ổn định.

09-52-21_3_ong_phn_dinh_mi_pho_bn_qld_cc_cong_trinh_nn_tinh_kien_ging
Ông Phan Đình Mai, Phó Ban QLDA các công trình NN tỉnh Kiên Giang

Nói về việc trừ khử tin giả, nhiều ý kiến cho rằng, khi đưa thông tin sai lệch, các đơn vị nên có đính chính hoặc xác thực thông tin đó là của ai, có từ đâu. Bên cạnh đó, nhiều đại biểu đề xuất, các đơn vị chuyên môn của ngành nông nghiệp nên tăng cường tính giám sát, để mang lại hiệu quả cao, tránh quản lý lỏng lẻo, làm thiệt hại đến chất lượng sản xuất của nông dân.

Đánh giá về tác hại của tin giả, ông Nguyễn Văn Sơn, PGĐ Ngân hành Agribank khu vực Tây Nam Bộ, cho biết: “Tin giả có nhiều vấn đề mang lại hậu quả rất lớn. Chẳng hạn, phát triển kinh tế là chính sách vĩ mô, nếu một khi có tin đồn đổi tiền thì nền kinh tế khi ấy chắc chắn sẽ thay đổi. Nếu nền kinh tế khủng hoảng, thị trường quốc tế khi ấy sẽ thay đổi, suy thoái. Tin giả còn có thể sửa, nhưng thực tế đồ giả thì khó bài trừ”.

09-52-21_4_ong_nguyen_vn_son_pgd_ngn_hnh_gribnk_khu_vuc_ty_nm_bo
Ông Nguyễn Văn Sơn, PGĐ Ngân hành Agribank khu vực Tây Nam Bộ

“Tôi rất mong báo chí vào cuộc mạnh tay để loại trừ vấn nạn này. Tạo xu hướng để xã hội phát triển. Người làm báo, phải có chọn lọc khi đưa tin, nhận định vấn đề phải chính xác”, ông Sơn nói.

Nhiều ý kiến đề xuất, để tránh tin giả, người làm báo phải cọ xát thực tế, nắm bắt thông tin đa chiều, có cách nhìn khách quan, trung thực. Từ đó, sẽ hạn chế được tin giả, góp phần đưa xã hội phát triển theo hướng tích cực. Tránh tình trạng, thông tin thiếu chính xác. Tối kỵ nhất là việc chắp, ghép của người khác, sau đó, nối lại thành sản phẩm của mình.

Để xây dựng tờ báo uy tín, chất lượng. Người làm báo phải sâu sắc vấn đề, viết như thế nào để thu hút độc giả, xây dựng uy tín của tờ báo. Tránh “bôi đen” hiện thực, tạo cho người đọc mơ hồ, sẽ gây tác hại lớn cho xã hội.

Phát biểu tại buổi tọa đàm, ông Nguyễn Ngọc Thắng, Trưởng văn phòng đại diện Báo NNVN khu vực ĐBSCL nhấn mạnh: “Báo chí là cơ quan định hướng truyền thông ngôn luận theo hướng trung thực, thẳng thắn, khách quan. Vì vậy, người làm công tác tuyên truyền, định hướng dư luận phải đi sâu, đi sát. Tránh tình trạng phản ánh thiếu tính trung thực, phiến diện, một chiều. Đó là điều tối kỵ đối với những người làm báo”.

09-52-21_5_ong_nguyen_ngoc_thng_truong_vn_phong_di_dien_bo_nnvn_ti_dbscl
Ông Nguyễn Ngọc Thắng, Trưởng văn phòng đại diện Báo NNVN tại ĐBSCL

Theo ông Thắng, thông tin giả hiện nay lan truyền rất nhanh trên các trang mạng xã hội. Việc đưa tin giả sẽ làm mất uy tín, gây thiệt hại cho người khác. Đối với người làm báo để loại trừ tin giả, phải cố gắng tạo lòng tin trong quần chúng nhân dân, tuyệt đối không tư lợi cá nhân. “Viết là để định hướng dư luận, nêu lên quan điểm của mình, để cùng nhau xây dựng xã hội ngày thêm tốt đẹp”, ông Thắng nói.

09-52-21_7_cc_di_bieu_chup_hinh_luu_niem
Các đại biểu chụp hình lưu niệm

 

Xem thêm
Hà Lan tiếp tục hỗ trợ quản lý nước, rủi ro về nước vùng ĐBSCL

Chiều 4/11, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp tiếp và làm việc với bà Meike van Ginneken, Đặc phái viên về nước của Hà Lan. 

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Tưới ẩm cho cây mận Phiêng Khoài

Hệ thống tưới ẩm tại 'thủ phủ mận hậu' Phiêng Khoài (huyện Yên Châu, Sơn La) không chỉ giúp tiết kiệm nước mà còn tối ưu hóa quá trình tưới và chăm sóc cây trồng.

Người phụ nữ 'biến đổi' vùng đất nghèo thành vườn rau bội thu

SƠN LA Bà Luyến, một nông dân ngụ cư, đã nỗ lực thay đổi bản Tự Nhiên từ vùng đất nghèo khó thành điểm sáng nông nghiệp sạch, mang lại cuộc sống ấm no cho cộng đồng.