| Hotline: 0983.970.780

Tỏa sáng giữa đại ngàn Việt Bắc

Chủ Nhật 17/10/2021 , 08:05 (GMT+7)

Với thu nhập hơn 1 tỷ đồng/năm từ rừng, anh Quản Trọng Quỳnh là tấm gương sáng trong phát triển kinh tế của đồng bào dân tộc nới chiến khu Chợ Đồn (Bắc Kạn).

Anh Quản Trọng Quỳnh kiểm tra cây giống trước khi xuất ra thị trường. Ảnh: HA.

Anh Quản Trọng Quỳnh kiểm tra cây giống trước khi xuất ra thị trường. Ảnh: HA.

Anh Quản Trọng Quỳnh, xã Bình Trung (huyện Chợ Đồn) chia sẻ, ngày trước anh bươn trải đủ các thứ nghề. Nhưng đến đầu những năm 2000, anh thực sự nhận thấy phát triển kinh tế rừng là hướng đi tiềm năng sẽ cho thu nhập ổn định về sau. Vì vậy, ngoài diện tích rừng khai phá được, hễ thấy ở đâu có bán đất lâm nghiệp anh Quỳnh đến tận nơi hỏi mua và mua đến đâu anh thuê người phát dọn để trồng rừng đến đó.

Với tư duy lấy ngắn nuôi dài, tiền dành dụm được anh đều mang đi mua rừng, cứ thế mỗi năm tăng lên một chút. Đến nay anh đã có 42ha đất đồi rừng, trong đó khoảng 34ha là có sản phẩm, chủ yếu là rừng quế xen mỡ, rừng keo. Các khu vực rừng trồng gia đình anh Quỳnh đều nằm ở những thôn, bản vùng xa thuộc địa phận của 2 xã Bình Trung và Nghĩa Tá, huyện Chợ Đồn.

Không chỉ chuyên tâm vào rừng, anh Quỳnh còn đầu tư vườn ươm cây giống với diện tích 7.000m2 với đa dạng các giống cây như keo, mỡ, bồ đề, quế… Bình quân mỗi năm xuất vườn vào khoảng 60 vạn cây, vừa để phục vụ nhu cầu trồng rừng của gia đình mình, vừa để phục vụ bà con trong vùng.

Chính nhờ sự chăm chỉ, chịu khó tìm hiểu, mà hôm nay anh đã vươn lên trở thành một nông dân làm kinh tế giỏi tiêu biểu ở địa phương. Từ những hoạt động sản xuất trồng cây, chăn nuôi và kinh doanh bán cây giống đã đem lại tổng thu nhập đã trừ chi phí lên đến khoảng 600 triệu đồng/năm, riêng năm 2020, gia đình anh thu nhập hơn 1 tỷ đồng từ rừng. Đây là số tiền thu nhập rất cao, đột phá đối với 1 hộ dân làm giàu ngay trên mảnh đất rừng của chiến khu ATK (an toàn khu) Chợ Đồn.

Không chỉ làm kinh tế giỏi, anh Quỳnh còn nhiệt tình giúp đỡ nhiều hội viên nông dân về cây giống, kinh nghiệm, kỹ thuật trồng và chăm sóc rừng và chăn nuôi. Trong đó, có thôn Khuổi Đẩy, xã Bình Trung có 73 hộ dân và 100% là người dân tộc Mông, nhiều hộ trong thôn được anh Quỳnh hỗ trợ giống cây và giúp bà con làm giàu bằng năng lực của bản thân. Đến nay toàn thôn Khuổi Đẩy đã trồng được gần 500ha rừng.

Anh Quỳnh trực tiếp sử dụng hàng chục lao động và giúp cho hàng trăm người dân địa phương có điều kiện phát triển kinh tế rừng. Ảnh: QD.

Anh Quỳnh trực tiếp sử dụng hàng chục lao động và giúp cho hàng trăm người dân địa phương có điều kiện phát triển kinh tế rừng. Ảnh: QD.

Ông  Chú Seo Cáng, Bí thư Chi bộ thôn Khuổi Đẩy nói: Chỗ anh Quỳnh đồng bào Mông chúng tôi gọi là “anh em kết nghĩa”, anh này có sự đầu tư cho bà con chúng tôi. Bà con ở thôn bản còn khó khăn, còn nghèo được hỗ trợ từ cây giống trồng rừng, còn giống để chăn nuôi phát triển kinh tế. Anh rất nhiệt tình với bà con dân bản, ở đâu cần chính đáng là không từ chối.

Cả thôn có hơn một nửa được anh Quỳnh hỗ trợ, giúp người Mông có cuộc sống tốt hơn trước. Năm 2016, gia đình tôi có nhận chăm sóc mô hình trâu sinh sản của anh Quỳnh hỗ trợ 1 con, đến nay con trâu tôi được hỗ trợ đã đẻ được 2 con và chuẩn bị sinh con thứ 3. 

Ông Bàn Văn Hiền, Phó Chủ tịch UBND xã Bình Trung nói về tấm gương nông dân Quản Trọng Quỳnh: “Cá nhân anh Quỳnh là một điểm sáng trong lao động sản xuất bằng khả năng tự vươn lên. Không những vậy, anh còn giúp đỡ được nhiều hộ khó khăn về kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất. Cách làm kinh tế của gia đình anh Quỳnh đã góp phần thúc đẩy phong trào phát triển kinh tế rừng ở địa phương đi lên, trở thành mô hình rất đáng để người dân học tập”.

Xem thêm
Bổ nhiệm Tổng Biên tập Báo Thừa Thiên - Huế

THỪA THIÊN - HUẾ Ông Hoàng Đăng Khoa, Phó Tổng Biên tập phụ trách được Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế bổ nhiệm giữ chức Tổng Biên tập báo Thừa Thiên - Huế, kể từ ngày 1/11.

Ngăn chặn tàu cá có dấu hiệu vi phạm ngay từ trong bờ

Quyết tâm gỡ 'thẻ vàng' của EC trong năm 2024, Sóc Trăng không chỉ kiểm soát tốt đội tàu cá, mà còn tăng cường các biện pháp truy xuất nguồn gốc, giám sát hành trình.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Giấc mơ lớn trên lòng hồ sông Đà: [Bài cuối] Bán tôm cá 'bán' cả câu chuyện sông Đà

Để đảm bảo tính đa mục tiêu của vùng hồ thủy điện, Hòa Bình tập trung khai thác giá trị thương hiệu cá sông Đà, lấy du lịch làm 'đầu kéo' thủy sản lòng hồ.

Bình luận mới nhất