| Hotline: 0983.970.780

Tộc người đi săn trên lưng ngựa và làm bạn với đại bàng

Thứ Ba 05/06/2018 , 13:05 (GMT+7)

Nằm sâu trong những khu vực hoang dã, khắc nghiệt ở miền viễn tây Mông Cổ, những thợ săn đại bàng Kazakh còn sót lại vẫn đang ngày ngày vừa đối chọi vừa tận dụng mọi nguồn sức mạnh của thiên nhiên.

Các burkitshi, theo tiếng Kazakh, là những người đàn ông đầy kiêu hãnh vỡi khuôn mặt rắn rỏi xen chút khắc khổ, phản ánh sự khắc nghiệt của vùng đất cằn cỗi nhưng tươi đẹp mà họ gọi là nhà. Họ mệnh danh là thợ săn đại bàng bởi mối liên kết đặc biệt với loài đại bàng hoàng kim, mà đối với họ, chúng tượng trưng cho gió, cho không gian rộng mở, sự chia cắt và tự do chỉ có thể được tìm thấy ở rìa thế giới, theo ABC News.

Hiện nay, số lượng thợ săn đại bàng ở tộc Kazakh chỉ còn lại khoảng 60 người, làm dấy lên mối lo ngại rằng một truyền thống cổ xưa có thể biến mất trong vòng 20 năm nữa.
 

Thợ săn thực thụ

Tộc Kazakh có dân số khoảng 100.000 người và là cộng đồng dân tộc thiểu số lớn nhất ở Mông Cổ. Họ chủ yếu sống ở vùng viễn tây Mông Cổ, xung quanh dãy núi Altai, kéo dài từ Trung Quốc, đi qua Mông Cổ và Kazhakhstan tới tận vùng Siberia thuộc Nga. Điều kiện sinh sống tại nơi này vô cùng khắc nghiệt. Mùa đông, nhiệt độ có thể giảm xuống -40oC. Đây cũng chính là nơi phóng viên Palani Mohan người Australia tìm thấy những thợ săn đại bàng thực thụ.

12-36-15_1
Một con đại bàng nằm ngửa lưng trong vòng tay người thợ săn, cảnh tượng không bao giờ có thể nhìn thấy trong tự nhiên (Ảnh: Palani Mohan)

“Bạn phải đi sâu vào vùng hoang dã mới tìm thấy được những thợ săn chân chính. Họ thường không thích mang theo những chú chim của mình tới nơi đông đúc bởi nó sẽ khiến lũ chim bị hồi hộp. Chúng không quen với tiếng ồn, tiếng còi ô tô, tiếng người cười nói hay tiếng còi báo động”, Mohan cho biết.

Suốt mùa đông, những thợ săn đại bàng bỏ làng để cưỡi ngựa lên núi săn cáo. Truyền thống này được cho là có từ năm 940 sau Công nguyên. Theo ước tính, số lượng burkitshi hiện nay rơi vào khoảng 250 người, nhưng Mohan nói hầu hết họ chỉ là những “gã đàn ông mang theo đại bàng để chụp ảnh cho khách du lịch”.

“Chỉ còn khoảng 60 thợ săn đại bàng thực thụ và mỗi mùa đông đi qua, số lượng thợ săn lại giảm đi ít nhiều bởi mùa đông nơi đây tàn khốc một cách đáng kinh ngạc. Và họ cũng già đi nữa, mỗi mùa đông lại có khoảng hai người qua đời”, Mohan cho hay.

Tuy nhiên, điều kiện thời tiết khắc nghiệt không phải lý do duy nhất khiến số lượng thợ săn đại bàng ngày càng suy giảm.

“Tôi đã chuyện trò với rất nhiều thanh thiếu niên, cả nam lẫn nữ. Họ nói muốn mặc quần jean, tới sống trong những thành phố lớn, nghe nhạc và kiếm tiền. Làm thợ săn đại bàng quá cô độc, lạnh giá và xưa cũ. Thanh niên ngày này muốn những thứ hiện đại hơn”, Mohan chia sẻ.
 

Mối liên kết tinh thần

Có một câu tục ngữ được lưu truyền trong cộng đồng người Kazakh rằng nếu cha của một thợ săn đại bàng chết vào đúng ngày tuyết rơi, người thợ săn sẽ không thể dự đám tang bởi họ còn đang đi săn trên những ngọn núi.

Theo lời Mohan, hầu như tất cả những burkitshi anh gặp đều có câu chuyện giống nhau lý giải vì sao họ yêu đại bàng hơn vợ mình. Họ nhìn thấy bản thân trong những con đại bàng: Mạnh mẽ và kiêu hãnh.

Cây cối không thể mọc trong vùng nên đại bàng hoàng kim xây tổ trên những vách đá. Mohan cho biết mối liên kết kỳ diệu giữa thợ săn và đại bàng bắt đầu kể từ giây phút đại bàng non, khoảng 4 tuổi, được những người thợ bắt đi từ tổ của chúng. “Họ dành rất nhiều thời gian với lũ chim, nó gần như tạo thành mối liên kết tinh thần”.

Những viên gạch đầu tiên của mối liên kết được tạo ra khi các thợ săn dùng tay không cho đại bàng ăn. Việc làm này giúp xây dựng lòng tin giữa các burkitshi và đại bàng. Trong mắt người thợ săn, đại bàng giống như con và vì luôn thấy mình như là thành viên gia đình, chúng không bay mất trong lúc đi săn.

“Tôi từng chụp được cảnh một con đại bàng nằm ngửa bằng lưng, giống như đứa trẻ. Tôi cho rằng khoảnh khắc này thật đặc biệt bởi đại bàng 80% là động vật hoang dã. Và dù không sống trong môi trường tự nhiên, chúng vẫn là loài chim săn mồi”, Mohan kể. “Một con đại bàng nằm ngửa không phải điều tự nhiên. Tôi mới thấy cảnh đó hai lần và tôi đã hỏi một thợ săn ‘vì sao nó để anh làm vậy’. Người thợ săn nói ‘bởi nó yêu quý tôi’”.
 

Cuộc đi săn

Suốt mùa đông dài lạnh lẽo, các thợ săn đại bàng rời nhà để lên núi trên lưng ngựa. Những con đại bàng, với sải cánh rộng tới 2,5m và nặng đến 8kg, luôn bám chặt trên tay họ.

12-36-15_2
Người thợ săn Kazakh và con đại bàng của mình (Ảnh: Palani Mohan)

“Gần như tất cả các cuộc đi săn đều diễn ra vào những tháng mùa đông. Bạn có thể nhìn thấy vết chân cáo và sói trên tuyết. Mặt khác, nếu chúng bỏ chạy, sẽ không có nơi nào để trốn bởi tuyết đã che phủ tất cả”, Mohan giải thích. “Khi đi săn, những người thợ săn sẽ leo lên đỉnh núi, đứng trên một tảng đá và nhìn xuống. Phía dưới, một thợ săn khác sẽ đi lùng sục và tạo ra thứ âm thanh đặc biệt để dụ lũ cáo ra khỏi hang”.

Người thợ săn đứng trên đỉnh núi sẽ cởi bỏ miếng che mắt con đại bàng của mình. “Trong lúc lũ cáo mải miết chạy, con đại bàng cứ thế đứng quan sát”, Mohan miêu tả. “Nó chờ đợi. Không ai nói với ai câu nào, chỉ có tiếng gió thổi. Khi sẵn sàng tung cánh, con đại bàng sẽ lao vút đi như một viên đạn và chỉ sau vài giây, mọi chuyện kết thúc. Con chim cắn chặt vào cổ con cáo và người thợ săn chạy xuống thu chiến lợi phẩm”.

Mohan quả quyết rằng bạn phải tận mắt nhìn thấy hoặc cảm nhận mới có thể thực sự tin vào sức mạnh của loài đại bàng. “Khoảnh khắc con đại bàng tung cánh và lao đi thật ngoài sức tưởng tượng”.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm