| Hotline: 0983.970.780

Tôm của Thông Thuận đi EU có gì khác biệt?

Thứ Sáu 11/09/2020 , 08:36 (GMT+7)

Hôm nay (11/9), lô tôm của Công ty TNHH Thông Thuận xuất sang EU được hưởng mức thuế suất 0% theo Hiệp định EVFTA. Vậy, tôm của Công ty Thông Thuận có gì khác biệt?

Nhà máy chế biến tôm xuất khẩu của Thông Thuận Group. Ảnh: TT.

Nhà máy chế biến tôm xuất khẩu của Thông Thuận Group. Ảnh: TT.

Ông Trương Hữu Thông, Chủ tịch Hội đồng thành viên, kiêm Tổng Giám đốc Thông Thuận Group cho biết: Hiện nay, Thông Thuận Group đang nuôi tôm giống chất lượng cao với sản lượng hàng năm đạt 5 tỷ con giống. Ngoài ra, công ty còn tiến hành nuôi tôm thương phẩm tại tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận và Kiên Giang để phục vụ nguyên liệu cho các nhà máy chế biến xuất khẩu.

Đối với lĩnh vực chế biến tôm xuất khẩu, hiện Thông Thuận Group có hai nhà máy: Một nhà máy đặt tại khu công nghiệp Thành Hải, tỉnh Ninh Thuận và một nhà máy đặt tại khu công nghiệp Suối Dầu, tỉnh Khánh Hòa. Doanh số xuất khẩu của hai nhà máy hằng năm đạt 100-120 triệu USD.

Cơ cấu thị trường xuất khẩu chủ yếu của Thông Thuận là Nhật Bản (35% doanh thu), Châu Âu (45% doanh thu), thị trường Hoa Kỳ chiếm 10% và các thị trường khác là 10%.

Ông Trương Hữu Thông cho biết: Để con tôm của công ty xuất khẩu vào các thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản…, Thông Thuận Group đảm bảo quy trình sản xuất khép kín từ con giống đến nuôi và chế biến xuất khẩu, đồng thời áp dụng theo quy trình nghiêm ngặt.

Toàn bộ các Xí nghiệp nuôi và nhà máy của Thông Thuận đều đạt tiêu chuẩn quốc tế như: BRC, Global GAP, ASC, BAP….

Vùng nuôi tôm thương phẩm của Thông Thuận được áp dụng quy trình nghiêm ngặt. Ảnh: TT.

Vùng nuôi tôm thương phẩm của Thông Thuận được áp dụng quy trình nghiêm ngặt. Ảnh: TT.

Các nhà máy chế biến tôm xuất khẩu của Thông Thuận Group đáp ứng đầy đủ về chủng loại sản phẩm, tiêu chuẩn chất lượng và quy trình sản xuất khắt khe của quốc tế. Đối với thị trường châu Âu, Công ty có đầy đủ các chứng chỉ: GlobalGAP, ASC, BRC, BAP 3 SAO, IFS, BSCI, SEDEX, BAP 4 SAO, do đó tạo ra nguồn sản phẩm thủy sản xuất khẩu chất lượng cao, được khách hàng các nước tin tưởng, thị trường luôn tăng trưởng.

"Khi Hiệp định thương mại EVFTA giữa Việt Nam và EU có hiệu lực đã mở ra cơ hội mới cho con tôm của Việt Nam nói chung và của Thông Thuận nói riêng. Các đơn hàng của Thông Thuận tại thị trường EU cũng tăng mạnh và có sự dịch chuyển cơ cấu nhóm thị trường xuất khẩu tôm của Cty", ông Trương Hữu Thông cho biết.

Lễ xuất khẩu tôm của Công ty Thông Thuận sang Châu Âu ngày 11/9. Ảnh: Mai Phương.

Lễ xuất khẩu tôm của Công ty Thông Thuận sang Châu Âu ngày 11/9. Ảnh: Mai Phương.

Dù dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình xuất khẩu, tuy nhiên đến hết tháng 8/2020, doanh thu hoạt động xuất khẩu tôm của Thông Thuận đã đạt gần 70 triệu USD. Trong đó, thị trường Nhật Bản đạt 13,7 triệu USD (chiếm 20% doanh thu); thị trường EU đạt 34,7 triệu USD (chiếm 50% doanh thu); thị trường Mỹ đạt 6,9 triệu USD (chiếm 10% doanh thu) và các thị trường khác chiếm 20% doanh thu.

Ông Thông cho biết, trong tháng 9 này dự kiến xuất khẩu tôm của Thông Thuận Group đạt 9,5 triệu USD, trong đó xuất vào châu Âu khoảng 4,5 triệu USD. Dự kiến trong năm 2020, doanh số xuất khẩu tôm vào EU của Thông Thuận Group đạt khoảng 45 triệu USD.

Xem thêm
Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cảnh báo lừa đảo tuyển dụng

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đưa ra cảnh báo người dân về hiện tượng mạo danh Tập đoàn lừa đảo tuyển dụng nhân sự trên mạng xã hội.

Quỹ Vì Tầm Vóc Việt: Mục tiêu trở thành quỹ xã hội hàng đầu

Trong giai đoạn 2025-2034, Quỹ Vì Tầm Vóc Việt (VTVV) đặt mục tiêu dẫn đầu về chăm sóc sức khỏe học đường, bảo vệ trẻ em và phát triển phụ nữ.

Hà Nội sắp đưa vào sử dụng gần 6.000 căn nhà ở xã hội

Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, gần 6.000 căn hộ tại 11 dự án nhà ở xã hội dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng trong giai đoạn 2024 - 2025.

Thu ngân sách Nhà nước đạt hơn 97% dự toán

Sau 10 tháng, tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 1.654,2 nghìn tỷ đồng, bằng 97,2% dự toán năm và tăng 17,3% so với cùng kỳ 2023.