| Hotline: 0983.970.780

Thủy sản chủ lực tràn đầy triển vọng

Tôm rộng đường sang thị trường Trung Quốc

Thứ Tư 11/05/2022 , 08:02 (GMT+7)

Trong khi nhiều nông sản xuất sang Trung Quốc đang gặp khó do chính sách "Zero Covid" của nước bạn thì xuất khẩu tôm lại tăng rất mạnh.

Các doanh nghiệp ngành tôm đang tập trung bán tôm sú nguyên con sang Trung Quốc. Ảnh: Thanh Sơn.

Các doanh nghiệp ngành tôm đang tập trung bán tôm sú nguyên con sang Trung Quốc. Ảnh: Thanh Sơn.

Một điểm sáng trong xuất khẩu tôm đầu năm 2022 là sự phục hồi rất mạnh của thị trường Trung Quốc. Năm 2021, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Trung Quốc giảm tới 22% so với 2020. Nhưng trong quý I năm nay, xuất khẩu tôm sang Trung Quốc tăng tới 70% so với cùng kỳ, đạt 109 triệu USD.

Xuất khẩu tôm Việt Nam sang Trung Quốc tăng rất mạnh  trước hết là do nhu cầu nhập khẩu tôm đang phục hồi mạnh tại thị trường này.

Trung Quốc là một trong những thị trường tiêu thụ tôm lớn nhất thế giới với các kênh dịch vụ ẩm thực có quy mô rất lớn. Năm 2018, nhập khẩu tôm của Trung Quốc mới đạt giá trị 1,4 tỷ USD. Đến năm 2021 đã tăng lên ở mức 3,7 tỷ USD.

Lượng tôm nhập khẩu vào Trung Quốc đang có xu hướng tăng lên. Năm 2021, Trung Quốc đã nhập khẩu 611.000 tấn tôm nước ấm đông lạnh, tăng 12% so với 2020.

Năm 2022, nhập khẩu tôm của Trung Quốc được dự báo tăng mạnh, khi người tiêu dùng nước này đã có lại niềm tin đối với tôm nhập khẩu. Điều này đã được thể hiện ngay từ những tháng đầu năm. Cụ thể, trong 2 tháng đầu năm nay, nhập khẩu tôm nước ấm đông lạnh vào Trung Quốc đã đạt 114.000 tấn, trị giá 739 triệu USD, tăng 26% về lượng và 51% về trị giá so với cùng kỳ 2021.

Điều đáng chú ý là nhập khẩu tôm vào Trung Quốc tăng mạnh trong những tháng đầu năm nay, trong bối cảnh giá tôm nhập khẩu tăng khá nhiều. Cụ thể, trong tháng 2, giá tôm Ecuador nhập khẩu vào Trung Quốc ở mức bình quân 6,3 USD/kg, tăng tới 21% so với tháng 2/2021. Điều này cho thấy, nhu cầu tiêu thụ tôm đang phục hồi mạnh ở thị trường này.

Nhu cầu nhập khẩu tôm từ các thị trường vào Trung Quốc trong năm nay còn được hỗ trợ từ chủ trương của Chính phủ nước này là tăng lượng thủy sản nhập khẩu lên mức 66 triệu tấn để giảm bớt nhu cầu về thịt lợn. 

Tuy nhiên, quốc gia này hiện vẫn đang theo đuổi chính sách “Zero Covid” nên sẽ ít nhiều tác động tới xuất khẩu tôm Việt Nam. Dẫu vậy, việc xuất khẩu tôm Việt Nam sang Trung Quốc đã rất tăng mạnh tới 70% trong quý I, cho thấy các doanh nghiệp ngành tôm Việt Nam đã kịp thích ứng với các chính sách phòng chống Covid-19 của Trung Quốc.

Bên cạnh đó, việc các doanh nghiệp ngành tôm đã nắm rõ được thế mạnh cũng như hạn chế của tôm Việt Nam trong cạnh tranh trên các thị trường nói chung và thị trường Trung Quốc nói riêng cũng là một nguyên nhân giúp tôm Việt Nam có được chỗ đứng vững chắc hơn tại thị trường Trung Quốc.

Theo TS Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HĐQT Fimexvn, với thị trường Trung Quốc, các doanh nghiệp ngành tôm đang tập trung bán tôm sú nguyên con cỡ lớn, tôm sống luộc, bởi đây là mặt hàng người Trung Quốc yêu chuộng và ngành tôm Việt Nam ít có đối thủ.

Các doanh nghiệp không đẩy mạnh bán tôm tươi IQF vào Mỹ vì đây là thế mạnh của Ecuador và Ấn Độ do giá sản phẩm này của họ rất rẻ. Thay vào đó, tập trung vào các sản phẩm tôm luộc, tôm rim, tôm chiên, tôm bao bột.., là những sản phẩm thế mạnh của ngành tôm Việt Nam nhờ có công nghệ chế biến hàng đầu thế giới.

Sản phẩm tôm chế biến cũng sẽ là thế mạnh cạnh tranh của tôm Việt Nam tại thị trường EU, nơi mà tôm tươi Việt Nam sẽ khó cạnh tranh được với sản phẩm cùng loại đến từ Ecuador. Riêng với thị trường Nhật Bản, các doanh nghiệp sẽ tập trung vào các sản phẩm đòi hỏi chế biến cầu kỳ, mẫu mã đẹp.

Xem thêm
1.900 người tham gia Ngày hội việc làm huyện Đại Từ năm 2024

Thái Nguyên Sáng 28/11, huyện Đại Từ tổ chức Ngày hội việc làm kết nối cung cầu lao động, Tư vấn hướng nghiệp năm 2024.

Chất lượng là yếu tố số 1 để nâng cao thương hiệu rau quả Việt Nam

‘Để nâng cao giá trị thương hiệu ngành rau quả Việt Nam, chất lượng là yếu tố số 1, sau đó mới đến giá cả', Phó Tổng Giám đốc Doveco Nguyễn Thanh Tùng cho hay.

Sẽ nối thông đường Hồ Chí Minh từ Pác Bó đến Đất Mũi vào năm 2025

Bộ GTVT đặt mục tiêu hoàn thành gần 170 km các dự án thành phần đường Hồ Chí Minh vào năm 2025, nhằm cơ bản nối thông tuyến từ Cao Bằng đến Cà Mau.

Thu ngân sách hơn 1,8 triệu tỷ đồng, vượt 6,3% dự toán

Qua 11 tháng, tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 1.808,5 nghìn tỷ đồng, bằng 106,3% dự toán, tăng 16,1% so cùng kỳ 2023; trong đó, thu ngân sách trung ương vượt hơn 10%.