| Hotline: 0983.970.780

Tổng Bí thư Trần Phú, người con ưu tú của dân tộc

Thứ Ba 16/04/2024 , 21:52 (GMT+7)

Hội thảo về đồng chí Trần Phú, Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng đã thu hút sự quan tâm của đông đảo nhà khoa học và các tầng lớp Nhân dân Hà Tĩnh.

Người cộng sản ưu tú

Kỷ niệm 120 năm ngày sinh đồng chí Trần Phú, Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng, hôm nay (16/4), Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp Tỉnh ủy Hà Tĩnh tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Tổng Bí thư Trần Phú - Chiến sĩ cộng sản kiên trung, bất khuất, người con ưu tú của dân tộc Việt Nam”.

Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh dâng hương, dâng hoa tại Khu di tích Tổng Bí thư Trần Phú. 

Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh dâng hương, dâng hoa tại Khu di tích Tổng Bí thư Trần Phú. 

Tham dự hội thảo có GS.TS Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; đồng chí Hoàng Trung Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư tỉnh ủy Hà Tĩnh; lãnh đạo các ban, ngành Trung ương; các nhà khoa học ở Trung ương và tỉnh Hà Tĩnh.

Đồng chí Trần Phú, sinh ngày 1/5/1904 tại xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên trong một gia đình nhà Nho giàu lòng yêu nước, có nguyên quán ở xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Từ một thanh niên trí thức yêu nước nhiệt thành, sớm giác ngộ lý tưởng cách mạng, đồng chí đã trở thành người cộng sản ưu tú và là Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Theo đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, cuộc đời, sự nghiệp cách mạng vẻ vang và những cống hiến hết sức to lớn của đồng chí Trần Phú là di sản quý báu, dệt kết nên pho sử vàng vinh quang của Đảng.

“Tấm gương đạo đức cách mạng, khí phách người chiến sĩ cộng sản cao đẹp, kiên trung, bất khuất của đồng chí Trần Phú sẽ mãi toả sáng, để lớp lớp thế hệ cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân ta học tập, noi theo”, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng nhấn mạnh.

Toàn cảnh Hội thảo khoa học: 'Tổng Bí thư Trần Phú - Chiến sĩ cộng sản kiên trung, bất khuất, người con ưu tú của dân tộc Việt Nam'.

Toàn cảnh Hội thảo khoa học: “Tổng Bí thư Trần Phú - Chiến sĩ cộng sản kiên trung, bất khuất, người con ưu tú của dân tộc Việt Nam”.

Tại hội thảo, đã có hơn 50 báo cáo, tham luận, ý kiến phát biểu của các nhà khoa học đi sâu phân tích, luận giải, đánh giá, làm sáng rõ về những nhân tố tác động tới việc hình thành nhân cách, chí hướng cách mạng của đồng chí Trần Phú. Vai trò của người dự thảo Luận cương chính trị của Đảng. Đóng góp to lớn của đồng chí Trần Phú trên cương vị Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng, nhất là trong công tác xây dựng Đảng về cả chính trị, tư tưởng và tổ chức.

Đặc biệt, đồng chí Trần Phú chính là tấm gương người cộng sản kiên trung, bất khuất. Sẵn sàng lựa chọn và dấn thân vào con đường cách mạng đầy gian khổ, chấp nhận mọi khó khăn, hi sinh tính mạng, luôn trung thành với lý tưởng cách mạng cao đẹp, vì mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội/giai cấp, giải phóng con người.

Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng tự hào ôn lại cuộc đời oanh liệt, sự nghiệp cách mạng vẻ vang của đồng chí Trần Phú.

Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng tự hào ôn lại cuộc đời oanh liệt, sự nghiệp cách mạng vẻ vang của đồng chí Trần Phú.

Trước sự sống và cái chết, khí phách hiên ngang của người cộng sản, tinh thần, niềm tin cách mạng, lời căn dặn: “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu” của đồng chí Trần Phú vẫn luôn là động lực tinh thần to lớn, là ngọn cờ dẫn dắt bao thế hệ người Việt Nam vững bước trên con đường đấu tranh cách mạng vì nước, vì dân.

Hà Tĩnh đường đổi mới

Kế tục sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Tổng Bí thư Trần Phú, những năm gần đây Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Hà Tĩnh bằng nhiều giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế bước đầu gặt hái được “quả ngọt”.

Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng thông tin, sau gần 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới, hơn 30 năm tái lập tỉnh, mặc dù xuất phát điểm thấp nhưng với tinh thần đoàn kết và nỗ lực của toàn Đảng bộ và Nhân dân, đến nay nhiều chỉ tiêu của tỉnh đã vươn lên nhóm khá của cả nước.

Đơn cử, kinh tế năm 2023 tăng trưởng đạt 8,05%, quy mô nền kinh tế đứng thứ 30; thu ngân sách đạt gần 18 ngàn tỷ đồng, xếp thứ 18 cả nước. Giải ngân đầu tư công xếp thứ 9/114 địa phương, đơn vị. Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh xếp thứ 7; chỉ số chuyển đổi số thuộc nhóm trung bình khá; giáo dục - đào tạo thuộc tốp 10 cả nước.

Các đại biểu tham dự hội thảo khoa học. 

Các đại biểu tham dự hội thảo khoa học. 

Riêng quý 1/2024 tăng trưởng kinh tế - xã hội của tỉnh đạt 7,82%, đứng thứ 13 cả nước, thứ 4 trong 14 tỉnh Bắc Trung bộ và Duyên hải Trung bộ. Thu ngân sách đạt trên 5 ngàn tỷ đồng, bằng 33% dự toán.

Toàn tỉnh thu hút được gần 1.500 dự án (gồm 70 dự án FDI và hơn 1.400 dự án trong nước, tổng vốn đầu tư hơn 22 tỷ USD). Riêng Khu kinh tế Vũng Áng, thị xã Kỳ Anh có 150 dự án, giải quyết việc làm cho hơn 20 ngàn lao động, đóng góp 60% thu ngân sách và trên 93% kim ngạch xuất nhập khẩu toàn tỉnh.

“Trong năm nay và sắp tới, Hà Tĩnh sẽ tập trung tạo mọi điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư hoàn thành những dự án trọng điểm như: Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 2; dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam; dự án đường dây 500kv Vũng Áng - Hưng Yên đoạn qua Hà Tĩnh; dự án hạ tầng khu công nghiệp VSIP giai đoạn 1 tại huyện Thạch Hà; nhà máy Pin ô tô điện của Tập đoàn Vingroup tại Khu kinh tế Vũng Áng,... góp phần khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế về tài nguyên, con người Hà Tĩnh”, Bí thư Hoàng Trung Dũng nhấn mạnh.

Trên con đường đổi mới, tỉnh Hà Tĩnh đã vươn lên thành một trong những cực phát triển của vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung.

Trên con đường đổi mới, tỉnh Hà Tĩnh đã vươn lên thành một trong những cực phát triển của vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung.

Theo ông, song hành phát triển kinh tế, thời gian qua Hà Tĩnh cũng đặc biệt quan tâm đến công tác an sinh xã hội. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, tỉnh đã huy động xã hội hóa xây dựng 105 nhà văn hóa cộng đồng kết hợp tránh trú bão lũ, hàng chục điểm trường vượt lũ, nhà ở công vụ cho giáo viên; hàng trăm phòng học vi tính và gần 8.000 nhà ở kiên cố cho người dân. Thành lập Quỹ hỗ trợ 318 em học sinh gặp hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đi học đại học.

Lễ kỷ niệm 120 năm ngày sinh đồng chí Trần Phú sẽ được tổ chức vào ngày 17/4, tại thành phố Hà Tĩnh với khoảng 500 đại biểu tham dự.

Ngoài ra, các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh cũng xây dựng phim tài liệu; sưu tầm, trưng bày, triển lãm tài liệu, hiện vật, kỷ vật về Tổng Bí thư Trần Phú; tổ chức cuộc thi tìm hiểu về thân thế và sự nghiệp cách mạng của đồng chí Trần Phú trong toàn ngành giáo dục; chỉnh trang khu lưu niệm, khu mộ Tổng Bí thư Trần Phú và các công trình liên quan tại huyện Đức Thọ - quê hương của ông.

Xem thêm
4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

42 mẫu cà phê vào chung kết cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam

42 mẫu cà phê, gồm 24 mẫu cà phê robusta và 18 mẫu arabica lọt vào vòng chung kết cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam 2024.

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm