| Hotline: 0983.970.780

Tổng giám đốc FAO kêu gọi thực thi thỏa thuận PSMA

Thứ Ba 19/07/2016 , 08:17 (GMT+7)

Hiệp định về Các biện pháp của Chính quyền cảng (PSMA) được các nước thành viên của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hiệp quốc (FAO) thông qua năm 2009 và có hiệu lực ngày 5/6/2016 vừa qua.

15-54-52_iuu-dnhc-bt-hop-php
Phản đối đánh bắt cá bất hợp pháp (Ảnh minh họa)

 

Đây là hiệp định quốc tế đầu tiên ra đời nhằm giải quyết vấn đề đánh bắt cá bất hợp pháp, không khai báo và không được quản lý (IUU).

Trong một thông cáo báo chí, Tổng giám đốc FAO - José Graziano da Silva nhấn mạnh: "Thỏa thuận PSMA đánh dấu sự khởi đầu của một kỷ nguyên mới đối với những nỗ lực chống đánh bắt cá trái phép. Đây là một trong những nỗ lực tuyệt vời nhằm tiếp tục xây dựng ngành thủy sản bền vững, giúp nuôi sống thế giới". Hiệp ước này hiện mang tính ràng buộc pháp lý đối với tất cả 34 quốc gia và 28 nước thành viên của Liên minh châu Âu vốn đã phê chuẩn PSMA.

Theo số liệu thống kê gần đây nhất là năm 2014, 90% nguồn lợi thủy sản của thế giới đã bị khai thác quá mức, chủ yếu là do hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp. Hơn một nửa trong tổng lượng cá xuất khẩu thuộc về các nước đang phát triển, điều đó cho thấy tầm quan trọng của thu nhập cũng như các cơ chế quản lý bền vững. FAO cho biết, việc đánh bắt cá bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định ước tính chiếm 26 triệu tấn mỗi năm và gây thiệt hại khoảng 23 tỉ USD.

Con số trên hiện đang giảm mạnh nhờ thực hiện PSMA khi các bên có nghĩa vụ phải đảm bảo sao cho mọi tàu đánh cá khi cập cảng của mình, kể cả cập cảng vì mục đích tiếp nhiên liệu, cũng phải thông báo và trình cho cơ quan kiểm tra nhật ký hàng hải, giấy phép, ngư cụ và đương nhiên cả hàng hóa trên tàu. Chính quyền cảng thống nhất chia sẻ thông tin về các vụ vi phạm, và như vậy sẽ khó khăn hơn cho các ngư dân vi phạm di chuyển hoạt động sang khu vực khác.

Những đối tượng đánh bắt bất hợp pháp - không chỉ thu lợi nhuận mà còn hủy hoại nỗ lực có điều phối trong quản lý bền vững các nguồn lợi biển thế giới nhằm mục đích phát triển ngành thủy sản và để con người ở khắp mọi nơi đều có thể hưởng lợi ích dinh dưỡng từ thủy sản - sẽ phải đối mặt với chi phí hoạt động cao hơn và rất có nguy cơ bị bắt.

Tổng giám đốc José Graziano da Silva chúc mừng những nước đã tham gia hiệp định, bao gồm: Australia, Barbados, Cabo Verde, Chile, Costa Rica, Cuba, Dominica, EU (thay mặt các nước thành viên), Gabon, Grenada, Guinea, Guyana, Iceland, Indonesia, Mauritius, Mozambique, Myanmar, New Zealand, Na uy, Oman, Palau, Hàn Quốc, Saint Kitts và Nevis, Saint Vincent và Grenadines, Seychelles, Somalia, Nam Phi, Sri Lanka, Sudan, Thái Lan, Tonga, Hoa Kỳ, Uruguay và Vanuatu.

Để hiệp định có sức hút hơn, hiệu quả hơn và tác động mạnh mẽ hơn cần có nhiều nước cùng tham gia hơn nữa.

Được đánh giá là bước ngoặt trong cuộc chiến chống hành vi phạm pháp của ngành thủy sản, PSMA chính là bước tiến chắc chắn để có đại dương khỏe mạnh hơn, theo như Mục tiêu 14 của Chương trình nghị sự 2030 về Phát triển bền vững.

Xem thêm
4 nhóm sản phẩm hợp thành ngành dừa xuất khẩu tỷ đô

Xuất khẩu dừa Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn để tăng trưởng, đặc biệt trong các lĩnh vực chế biến sâu và sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng cao.

Dịch vụ rửa xe kiếm tiền triệu ngày cận Tết

Nhu cầu rửa xe để đón Tết tăng đột biến, nhiều người phải xếp hàng đợi hàng giờ mới đến lượt, dịch vụ rửa xe kiếm tiền triệu ngày cận Tết.

Thu nhập người lao động Cao su Krông Búk đạt trên 10 triệu đồng/người/tháng

Đắk Lắk Kết quả sản xuất kinh doanh hiệu quả đã giúp đời sống người lao động Công ty Cao su Krông Búk ngày càng được nâng cao, bình quân đạt trên 10 triệu đồng/người/tháng.

Hà Nội điều chỉnh cục bộ quy hoạch Khu Tái định cư X2 Kim Chung

Hà Nội giao huyện Đông Anh tổ chức lập điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 Khu Tái định cư X2 Kim Chung thuộc địa bàn xã Kim Chung, Võng La...

Bình luận mới nhất