| Hotline: 0983.970.780

TP. HCM: 50% rác thải sinh hoạt sẽ được xử lý bằng công nghệ đốt phát điện

Thứ Hai 26/08/2019 , 18:07 (GMT+7)

Đó là chia sẻ của ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở TN-MT TP.HCM tại buổi họp báo “Định hướng của Thành phố về việc xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị và chuyển đổi sang công nghệ đốt phát điện” diễn ra chiều 26/8.

Ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở TN-MT TP. HCM.

Theo Giám đốc Sở TN-MT TP.HCM, hiện nay, việc xử lý chất thải của TP chủ yếu là chôn lấp; một phần chất thải rắn sinh hoạt được xử lý bằng phương pháp đốt (không thu hồi năng lượng), sản xuất phân bón và tái chế, nhưng tỷ lệ xử lý còn thấp, chưa đáp ứng nhu cầu của TP. Người dân sống ở khu vực gần bãi chôn lấp thường xuyên bức xúc vì mùi hôi trong một số thời điểm như mưa, triều cường…

Năm 2018, tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt đã thu gom, vận chuyển là 3.007.382 tấn, trung bình 9.231 tấn/ngày, tăng hơn 4% so với năm 2017. Trong đó, chất thải rắn sinh hoạt được xử lý dưới dạng chôn lấp tại khu Đa Phước và khu Tây Bắc là 2.231.903 tấn, chiếm hơn 72%; số còn lại được tái chế tại Cty CP Vietstar và Cty CP Đầu tư phát triển Tâm Sinh Nghĩa.

“Trên cơ sở quy hoạch định hướng hệ thống quản lý chất thải TP.HCM đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030, hướng đến quản lý môi trường xanh; TP đã xác định phải đầu tư cải tạo, nâng cấp nhà máy, đổi mới công nghệ xử lý tại các nhà máy xử lý rác hiện hữu sang công nghệ đốt phát điện nhằm biến rác trở thành nguồn năng lượng phục vụ đời sống và sản xuất.

17-31-58_bi_rc_gn_khu_dn_cu
Một bãi rác gần khu dân cư.

Dự kiến đến năm 2020, tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố được xử lý bằng công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh tối đa là 50%, đến năm 2025 là 20%. Trong giai đoạn 2020, các nhà đầu tư trong lĩnh vực này gồm Cty CP Đầu tư phát triển Tâm Sinh Nghĩa; Cty CP Vietstar; Cty CP Tassco và tiếp theo là đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư xây dựng 2 nhà máy đốt phát điện trong năm 2020”, ông Thắng cho biết.

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm