| Hotline: 0983.970.780

TP. HCM đã xuất hiện biến thể phụ XBB.1.5 thuộc chủng Omicron

Thứ Sáu 14/04/2023 , 11:02 (GMT+7)

Biến thể phụ XBB.1.5 đang là biến thể chiếm ưu thế trên phạm vi toàn cầu, đã phát hiện ở 94 quốc gia. WHO xếp XBB.1.5 vào nhóm biến thể đáng quan tâm.

Đơn vị Nghiên cứu Lâm sàng Đại học Oxford (OUCRU) phối hợp với Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TP. HCM giải trình tự gen ca mắc Covid-19 phát hiện biến thể phụ XBB.1.5 - đây là một biến thể thuộc chủng Omicron. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Đơn vị Nghiên cứu Lâm sàng Đại học Oxford (OUCRU) phối hợp với Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TP. HCM giải trình tự gen ca mắc Covid-19 phát hiện biến thể phụ XBB.1.5 - đây là một biến thể thuộc chủng Omicron. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Sáng 14/4, thông tin từ Sở Y tế TP. HCM cho biết, tại TP. HCM, từ đầu tháng 3/2023 đến nay, số ca mắc mới Covid-19 ghi nhận dưới 3 ca/ngày, trung bình 1 ca/ngày, trong tuần từ ngày 6/4 đến ngày 12/4 có 6 bệnh nhân mắc Covid-19. Tuy nhiên, ngày 12/4, ghi nhận 3 ca mắc mới và ngày 13/4 là 7 ca. Hiện đang có 12 bệnh nhân nằm điều trị tại bệnh viện, không có ca bệnh nặng phải thở máy.

Theo báo cáo của Đơn vị Nghiên cứu Lâm sàng Đại học Oxford (OUCRU) phối hợp với Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TP. HCM đã tiến hành giải trình tự SARS-CoV-2 từ các bệnh nhân dương tính virus SARS-CoV-2 trong giai đoạn từ ngày 11/1 đến 20/3.

Kết quả giải trình 5 mẫu được giải mã thành công có 2 chủng thuộc biến thể phụ BA.5, 1 mẫu BA.2.75, 1 mẫu XBB.1 và 1 mẫu XBB.1.5.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, XBB.1.5 hiện đang là biến thể chiếm ưu thế trên phạm vi toàn cầu (chiếm 47,1% số trường hợp trong tháng 3/2023, so với 39,8% trong tháng 2/2023), XBB.1.5 đã được phát hiện ở 94 quốc gia.

Các dữ liệu phân tích hiện nay trên thế giới cho thấy, không có báo cáo nào về mức độ nghiêm trọng cao hơn đối với các biến thể đang lưu hành, cũng không có báo cáo nào về việc gia tăng số ca nhập viện hoặc tử vong ở các khoa ICU do bất kỳ biến thể từ dòng XBB hiện đang lưu hành.

WHO xếp XBB.1.5 vào nhóm biến thể đáng quan tâm (Variant Of Interest - VOI), tiếp tục theo dõi chặt chẽ, đồng thời có 07 biến thể khác thuộc nhóm đang được theo dõi (Variant Being Monitored - VBM) bao gồm BA.2.75, CH.1.1, BQ.1, XBF, XBB, XBB.1.16 và XBB.1.9.1.

Như vậy, hiện nay chưa xuất hiện biến thể thuộc nhóm biến thể đáng lo ngại (Variant Of Concern - VOC) hoặc biến thể gây hậu quả nghiêm trọng (Variant Of High Consequence - VOHC).

Trong khoảng thời gian từ 6/3 đến 2/4, trên phạm vi toàn cầu đã ghi nhận gần 3,3 triệu ca mắc mới và hơn 23.000 ca tử vong, giảm lần lượt 28% và 30% so với 28 ngày trước đó (6/2 đến 5/3).

Tuy tổng số ca mắc mới có xu hướng giảm trên phạm vi toàn cầu, có đến 74 quốc gia (chiếm 31% tổng số quốc gia) đã ghi nhận số ca mắc mới tăng từ 20% trở lên trong cùng khoảng thời gian khảo sát. Với xu thế giảm thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán trong giai đoạn hiện nay, cũng như chậm trễ trong việc báo cáo ở nhiều quốc gia, nên số liệu mắc mới được báo cáo không đầy đủ, do đó cần được lý giải các biến đổi số ca một cách thận trọng.

Ở cấp khu vực, số ca mắc mới được báo cáo trong 28 ngày qua đã giảm (so với khoảng thời gian 4 tuần trước đó) ở 4 trong số 6 khu vực của WHO. Cụ thể, Khu vực Tây Thái Bình Dương (-48%), Khu vực Châu Phi (-30%), Khu vực Châu Mỹ (-29 %), và Khu vực Châu Âu (-13%); tuy nhiên các ca mắc tăng ở hai khu vực: Đông Địa Trung Hải (+147%) và Đông Nam Á (+289%).

Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn còn diễn biến với chiều hướng phức tạp, không đoán định được, số ca mắc Covid-19 trên cả nước có xu hướng gia tăng trở lại, ngày 12/4, Bộ Y tế đã ban hành Công văn số 2116/BYT-DP về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Bộ Y tế cảnh báo khả năng dịch chồng dịch có thể xảy ra do các dịch bệnh truyền nhiễm khác như sốt xuất huyết, tay chân miệng, cúm… cũng có nguy cơ gia tăng số mắc.

Nhằm chủ động công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19, hạn chế nguy cơ dịch chồng dịch, Sở Y tế TP. HCM cũng đã ban hành công văn 2712/SYT-NVY ngày 13/4 chỉ đạo Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP. HCM (HCDC) và tất cả các cơ sở y tế công lập và ngoài công lập khẩn trương thực hiện các biện pháp tăng cường công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Cụ thể, HCDC tăng cường hoạt động giám sát nhằm phát hiện sớm các ổ dịch Covid-19, chùm ca mắc bệnh Covid-19, chùm ca viêm hô hấp, phối hợp với Đơn vị Nghiên cứu Lâm sàng ĐH Oxford theo dõi sự xuất hiện của các biến thể SARS-CoV-2 lưu hành trong cộng đồng; Tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân và đẩy mạnh công tác tiêm vacxin phòng Covid-19, đặc biệt đối với các nhóm có nguy cơ cao.

Về thu dung điều trị, Sở Y tế TP. HCM yêu cầu tất cả các bệnh viện trên địa bàn Thành phố sẵn sàng nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuốc điều trị, phương tiện, đảm bảo thường trực 24/24 để đáp ứng yêu cầu khám, chữa bệnh và cấp cứu của người dân. Các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa trên địa bàn Thành phố sẵn sàng bố trí khu vực cách ly, thu dung và điều trị người bệnh Covid-19tại khoa/đơn vị Covid-19.

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP. HCM là bệnh viện tuyến cuối điều trị người bệnh Covid-19 nặng, nguy kịch; các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyến cuối của Thành phố sẵn sàng tiếp nhận, cấp cứu và điều trị các trường hợp người bệnh có bệnh lý đi kèm hoặc bệnh lý nền nặng có nhiễm Covid-19 theo chuyên khoa do bệnh viện tuyến dưới chuyển đến; Bệnh viện Dã chiến số 13 sẵn sàng kích hoạt trong vòng 24 giờ khi tình hình dịch bệnh có diễn tiến xấu.

Tiếp tục vận động, hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp phòng bệnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế; vận động người dân tiêm vắc xin phòng Covid-19 đúng lịch, đủ liều; đặc biệt là nhóm người có nguy cơ cao mắc Covid-19 nặng.

Ngành Y tế kêu gọi người dân Thành phố có trách nhiệm bảo vệ sức khoẻ cho bản thân, gia đình và cộng đồng; bảo đảm duy trì miễn dịch cộng đồng đối với Covid-19 bằng cách cho người thân trong gia đình và trẻ em (từ 5 tuổi trở lên), đặc biệt nhóm có yếu tố nguy cơ cao đi tiêm vacxin phòng Covid-19 nếu chưa tiêm, và tiêm nhắc lại, tiêm bổ sung đúng theo quy định.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.