| Hotline: 0983.970.780

TP.HCM: 224 tuyến đường được đặt tên mới

Thứ Tư 09/12/2020 , 16:00 (GMT+7)

Ngày 9/12, HĐND TP.HCM khóa IX đã nhất trí thông qua tờ trình của UBND TP.HCM về việc bổ sung Quỹ tên đường và đặt tên cho 224 tuyến đường trên địa bàn TP.HCM.

Đại biểu nhất trí thông qua tờ trình của UBND TP.HCM về việc bổ sung Quỹ tên đường và đặt tên cho 224 tuyến đường trên địa bàn TP.HCM. Ảnh: H.T.

Đại biểu nhất trí thông qua tờ trình của UBND TP.HCM về việc bổ sung Quỹ tên đường và đặt tên cho 224 tuyến đường trên địa bàn TP.HCM. Ảnh: H.T.

Theo đó, TP.HCM sẽ bổ sung 4 nhân vật lịch sử vào quỹ tên đường thành phố gồm: Giáo sư Nguyễn Thiện Thành; nghệ sĩ nhân dân Thái Ly; bà mẹ Việt Nam Anh hùng Lê Thị Truyền; bà mẹ Việt Nam Anh hùng Phan Thị So.

Giáo sư, bác sĩ Nguyễn Thiện Thành (1919-2013) được Đảng, Nhà nước và quân đội tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý với 16 huân, huy chương các loại; danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc; danh hiệu Anh hùng lao động (1985); danh hiệu Thầy thuốc nhân dân (1989). Ông là thân sinh của Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân.

Giáo sư, nghệ sĩ nhân dân Thái Ly (1930-1992) là nhà biên kịch múa hàng đầu của Việt Nam. Ông được tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân (1984) và được Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (1996) với các tác phẩm Bà Khó, Bà mẹ Miền Nam, Bài ca hy vọng...

Bà mẹ Việt Nam anh hùng Phan Thị So (1919-1989) có 3 người con là liệt sĩ. Mẹ được Nhà nước tặng thưởng Huân chương kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng III và truy tặng danh hiệu Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng năm 2000.

Bà mẹ Việt Nam anh hùng Lê Thị Truyền (1890-1963) có hai người con, hai cháu nội và hai cháu ngoại đều là liệt sĩ. Bà được truy tặng danh hiệu Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng năm 2015.

Bên cạnh đó, Sở Văn hóa - Thể thao đề xuất đặt tên mới cho 224 tuyến đường trên địa bàn quận 1, 2, 3, 7, 9, 12, Bình Thạnh, Tân Bình, Tân Phú, Thủ Đức và các huyện Nhà Bè, Bình Chánh, Củ Chi… được đặt tên các danh nhân như Lưu Đình Lễ (Nhân sĩ nổi tiếng đời vua Tự Đức), Bạch Đông Ôn (Danh thần triều Nguyễn), Tinh Thiều (danh thần triều Lý Nam Đế), Thái Ly (Giáo sư, Nghệ sĩ Nhân dân), Phạm Văn Ngôn (Chí sĩ, nhà hoạt động yêu nước).

Theo đó, tên nhà thơ Tố Hữu (Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng) được đặt cho đường ven hồ và một phần đường ven sông Sài Gòn dài 3,2 km Khu đô thị mới Thủ Thiêm, quận 2; đường D1, phường Bình Khánh được mang tên An Tư Công Chúa - em gái út vua Trần Nhân Tông.

Tên nhà nghiên cứu Trần Bạch Đằng (nhà báo, nhà văn, nhà thơ, nhà biên kịch, nhà chính trị lão thành cách mạng) được đặt cho đường Đại lộ vòng cung (R1, dài 3,3 km); tên Nguyễn Thiện Thành (Giáo sư, Tiến sĩ, Thầy thuốc nhân dân, Anh hùng lao động, Nhà giáo nhân dân) được đặt cho đường ven sông Sài Gòn (R3) trong khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Tên GS.TS Trần Văn Khê, nhà nghiên cứu văn hóa, âm nhạc cổ truyền, được đề xuất đặt cho đường dự án cống hộp Phan Văn Hân ở quận Bình Thạnh; đường châu thổ R4 dài hơn 2,5 km ở quận 2 được đặt tên Bùi Thiện Ngộ (thượng tướng, Bộ trưởng Công an)...

Xem thêm
Tổng Bí thư Tô Lâm: Đồng lòng vượt qua khó khăn, thách thức

Theo Tổng Bí thư, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta sẽ đồng lòng vượt qua mọi khó khăn, thách thức, đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững trong kỷ nguyên mới.

Lai Vung tỏa sáng Ngày hội tôn vinh nghề truyền thống

Đồng Tháp Ngày hội tôn vinh Nghề truyền thống không chỉ là sự kiện giao lưu văn hóa mà là nền tảng xây dựng huyện Lai Vung hiện đại, văn minh và mang bản sắc đậm đà.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội hằng tháng là 500.000 đồng

Bộ LĐ-TB-XH đề xuất kể từ ngày 1/7, mức trợ cấp hưu trí xã hội là 500.000 đồng cho người từ đủ 75 tuổi trở lên không có lương hưu.