| Hotline: 0983.970.780

TP.HCM đảm bảo nguồn cung thực phẩm trong mọi tình huống

Thứ Tư 07/07/2021 , 19:08 (GMT+7)

Đó là khẳng định của Giám đốc Sở Công thương TP.HCM trước bối cảnh người dân đổ xô đi mua lương thực thực phẩm khi 3 chợ đầu mối tạm ngưng hoạt động vì Covid-19.

Sở Công Thương TP.HCM đã tổ chức họp báo cung cấp thông tin về cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu của người dân. Ảnh: T.N.

Sở Công Thương TP.HCM đã tổ chức họp báo cung cấp thông tin về cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu của người dân. Ảnh: T.N.

Chiều 7/7, Sở Công Thương TP.HCM đã tổ chức họp báo cung cấp thông tin về cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu của người dân trong thời gian TP.HCM tạm đóng cửa 3 chợ đầu mối Bình Điền, Thủ Đức và Hóc Môn.

Ông Bùi Tá Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Công Thương TP.HCM cho biết, do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, các hoạt động tập trung đông người có nguy cơ lây lan dịch bệnh rất lớn, do đó, Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh TP.HCM, Sở Công Thương TP.HCM và các quận huyện đã tiến hành điều chỉnh hoạt động của 3 chợ đầu mối thành hoạt động giao dịch online, giảm tối đa tiếp xúc trực tiếp ở chành, vựa.

“Hoạt động của thương nhân tại ba chợ đầu mối của TP.HCM đã điều chỉnh phương thức hoạt động thay vì giao tiếp trực tiếp tại ba chợ đầu mối thì các thương nhân, thương lái của TP.HCM và các tỉnh giao dịch với nhau qua phương thức thương mại điện tử, đặt hàng qua điện thoại và giao hàng thông qua chành, vựa đảm bảo cung ứng cho các chợ truyền thống và các điểm bán lẻ trên địa bàn TP.HCM.

Trước sự khó khăn về việc điều chỉnh này, Sở Công thương TP.HCM đã làm việc với các chuỗi cung ứng hiện đại và hệ thống doanh nghiệp bình ổn trên địa bàn TP.HCM để bổ sung, gia tăng lượng hàng hóa lương thực thực phẩm để phục vụ cho người dân thông qua các kênh phân phối hiện đại.

Hiện trên địa bàn TP.HCM, 106 siêu thị cung cấp lương thực, thực phẩm; 112 cửa hàng chuyên về thịt gia súc, gia cầm; 2.469 siêu thị mini và cửa hàng tiện ích; 28.700 cửa hàng bách hóa bán lương thực thực phẩm phục vụ cho 22 quận huyện và TP Thủ Đức. Lượng hàng dự trữ của doanh nghiệp bình ổn, lượng hàng thông qua các tiểu thương hoạt động tại 3 chợ đầu mối vẫn về TP.HCM với khối lượng tương đối dồi dào.

Ngoài ra, hiện TP.HCM có 127/234 chợ (bao gồm 3 chợ đầu mối) đã tạm ngưng hoạt động, hoặc điều chỉnh phương thức hoạt động, do có ca F0 đi vào chợ hoặc chợ không bảo đảm điều kiện an toàn phòng chống dịch Covid-19.

Thương nhân chợ đầu mối Bình Điền trước thời điểm tạm ngưng hoạt động tại chợ. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Thương nhân chợ đầu mối Bình Điền trước thời điểm tạm ngưng hoạt động tại chợ. Ảnh: Nguyễn Thủy.

“Lượng hàng dự trữ của doanh nghiệp bình ổn, lượng hàng thông qua các tiểu thương hoạt động của ba chợ đầu mối vẫn về TP.HCM với một khối lượng dồi dào. Hệ thống các doanh nghiệp mua bán thông qua siêu thị, cửa hàng tiện lợi, hàng ngày cung ứng khối lượng lớn rau củ quả, lương thực thực phẩm. Các kênh còn lại qua các cửa hàng và chợ truyền thống, đảm bảo nguồn cung trên địa bàn TP.HCM", Giám đốc Sở Công thương TP.HCM cho hay.

Theo Giám đốc Sở Công thương TP.HCM, trong những ngày gần đây, người dân lo lắng về việc điều chỉnh phương thức hoạt động của ba chợ đầu mối, đã có một số người dân ở vài nơi đổ xô đi mua, tạo ra sự thiếu hụt cục bộ trong quá trình cung ứng hàng hóa. Việc tập trung người mua sắm, tạo nên sự thiếu hụt nhất định.

Hệ thống siêu thị hiện đại tại TP.HCM đảm bảo cung ứng đủ lượng hàng trong mọi thời điểm. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Hệ thống siêu thị hiện đại tại TP.HCM đảm bảo cung ứng đủ lượng hàng trong mọi thời điểm. Ảnh: Nguyễn Thủy.

“Chúng tôi đã làm việc với các chuỗi cung ứng để tăng cường nguồn hàng hỗ trợ người dân mua sắm. Thống nhất tạo điều kiện thuận lợi trong việc giãn cách khi mua sắm, do đó sẽ mở rộng thời gian hoạt động kéo dài", ông Bùi Tá Hoàng Vũ nói.

Bên cạnh các hệ thống cung ứng, quận huyện và Thành phố Thủ Đức sẽ hỗ trợ các kênh bán hàng online, các kênh đi chợ thay người già, người lớn tuổi với sự tình nguyện của Hội phụ nữ, đoàn thanh niên.

"Nguồn cung ứng hàng hóa của TP.HCM tương đối dồi dào, kênh cung ứng phân phối đa dạng nên không sợ thiếu hụt hàng hóa trong tất cả các tình huống phòng chống dịch Covid-19", Giám đốc Sở Công thương TP.HCM nhấn mạnh.

Ông Lâm Quốc Thanh, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn - Satra cho biết, lượng cung cấp của hệ thống cửa hàng Satra từ 6 giờ chiều ngày 6/7 đến nay đã tăng gấp 5 lần. Do đó, Satra đang tăng cường nhân viên đến các cửa hàng để kịp thời cung cấp hàng hóa đến các siêu thị, cửa hàng.

Theo đại diện hệ thống MM Mega Market, đã tăng sản lượng lên 2-3 lần, lượng hàng dự trữ lên đến 60 ngày đối với các sản phẩm thiết yếu, một số mặt hàng lên đến 90 ngày. Vì vậy, quầy kệ bị trống chỉ mang tính chất nhất thời, trong vòng 30-60 phút sẽ lấp đầy.

Các hệ thống siêu thị Saigon Co.op, MM Mega Market, Satra... cũng khẳng định, nguồn hàng hóa lương thực thực phẩm cho thị trường TP.HCM không thiếu, doanh nghiệp đang sắp xếp cho phù hợp với bối cảnh mới.

Trong đó, tăng lượng dự trữ hàng hóa thiết yếu đủ cung cấp trong vòng 1-3 tháng, đa dạng hình thức bán hàng qua mạng, qua điện thoại, app...

Ngoài ra, các siêu thị cũng tăng thời gian mở cửa hoạt động đến 23 giờ mỗi ngày. Riêng hệ thống MM Mega Market sẽ mở cửa bán hàng từ 6 giờ sáng đến 23 giờ đêm.

Xem thêm
AgroViet 2024 - Cầu nối mở rộng thương mại nông sản

Ngày 20/11, Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế lần thứ 24 - AgroViet 2024 được khai mạc tại Trung tâm xúc tiến thương mại Nông nghiệp (Hà Nội).

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cảnh báo lừa đảo tuyển dụng

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đưa ra cảnh báo người dân về hiện tượng mạo danh Tập đoàn lừa đảo tuyển dụng nhân sự trên mạng xã hội.

Quỹ Vì Tầm Vóc Việt: Mục tiêu trở thành quỹ xã hội hàng đầu

Trong giai đoạn 2025-2034, Quỹ Vì Tầm Vóc Việt (VTVV) đặt mục tiêu dẫn đầu về chăm sóc sức khỏe học đường, bảo vệ trẻ em và phát triển phụ nữ.

Hà Nội sắp đưa vào sử dụng gần 6.000 căn nhà ở xã hội

Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, gần 6.000 căn hộ tại 11 dự án nhà ở xã hội dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng trong giai đoạn 2024 - 2025.