| Hotline: 0983.970.780

TP.HCM sẽ triển khai robot gọi hỏi thăm người dân để phát hiện Covid-19

Thứ Tư 02/06/2021 , 17:33 (GMT+7)

Robot sẽ cập nhật dữ liệu sức khỏe của người dân, phân nhóm tùy theo khu vực nguy hiểm và tiến hành gọi điện bằng robot, phát hiện ai có triệu chứng dịch Covid-19.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam ở đầu cầu Hà Nội. Ảnh: VGP.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam ở đầu cầu Hà Nội. Ảnh: VGP.

Chiều 2/6, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã có buổi làm việc trực tuyến với Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 TP.HCM.

Phát biểu chỉ đạo, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, TP.HCM đang triển khai các biện pháp truyền thống như yêu cầu tất cả cơ sở y tế, nhà thuốc nếu ai đến khám có triệu chứng thì phải khai báo để y tế tiếp cận; thứ hai thông tin số điện thoại khi người dân có triệu chứng thì điện cho nhân viên y tế; thứ ba có cơ chế để người dân khi phát hiện ai có triệu chứng thông báo cho cơ quan y tế.

Bên cạnh đó, TP.HCM đang triển khai tầm soát diện rộng, tuy nhiên TP.HCM là đô thị lớn, dân cư đông, do đó phải tầm soát có trọng điểm, tầm soát theo ca bệnh, tầm soát những nơi nguy cơ, khu vực có tính toán.

"Tốt nhất là triển khai khai báo y tế, hỏi thăm sức khỏe y tế mọi người dân, một mặt tuyên truyền để người dân chủ động đến cơ sở y tế khai báo", Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nói.

Tuy nhiên, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, trước tình hình dịch bệnh còn tiềm ẩn nhiều mối nguy cơ, TP.HCM cần chú trọng công tác khai báo y tế, hỏi thăm sức khỏe của mọi người dân.

"TP.HCM xem xét tình hình thực tiễn, có thể áp dụng phương pháp sử dụng robot bấm nút gọi điện tự động hỏi thăm sức khỏe của người dân. Bộ Khoa học cùng Bộ Thông tin truyền thông (tổ chức nhà mạng) hỗ trợ phối hợp TP.HCM để thêm một kênh tầm soát nhanh nhất có thể. Cố gắng tránh đừng để trùng lặp dữ liệu, người dân sẽ rất khó chịu", Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam lưu ý.

Theo đó, robot sẽ cập nhật dữ liệu sức khỏe của người dân, phân nhóm tuỳ theo khu vực nguy hiểm và tiến hành gọi điện bằng robot, phát hiện ai có triệu chứng dịch sẽ thông báo để ngành y tế kịp triển khai các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 một cách nhanh nhất, kịp thời nhất. 

Báo cáo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM cho rằng, đây là biện pháp rất cần thiết trong tình hình dịch bệnh hiện nay tại TP.HCM. “Để cho thông tin thông suốt, sau khi robot thu thập dữ liệu, phân tích tình hình sức khỏe của người dân, trường hợp nào đáng ngại thì chuyển cho TP.HCM vào cuối mỗi ngày để TP.HCM có thời gian xử lý nhanh nhất”, ông Dương Anh Đức đề nghị.

Ngoài ra, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cũng lưu ý, TP.HCM cần triển khai các giải pháp quản lý công nhân trong khu công nghiệp, nhất là sự trợ giúp của công nghệ. "Ngay lúc này, phải siết rất chặt, không may dịch bệnh xảy ra trong khu công nghiệp thì trở tay không kịp", Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nói.

Ban Chỉ đạo phòng chống Covid-19 TP.HCM.

Ban Chỉ đạo phòng chống Covid-19 TP.HCM.

Với kinh nghiệm ở Bắc Ninh, Bắc Giang, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, nếu dịch bệnh xảy ra tại các khu công nghiệp, khu chế xuất thì sẽ là áp lực lớn đối với đội ngũ xét nghiệm. Do đó, theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, TP.HCM và các tỉnh xem xét nghiên cứu, hướng dẫn công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất tự lấy mẫu xét nghiệm.

Trước đó, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho biết, liên quan đến chuỗi lây nhiễm ở điểm sinh hoạt Hội thánh truyền giáo phục hưng (điểm sinh hoạt tại quận Gò Vấp) đã làm lây lan đến ba trường hợp làm việc tại các khu công nghiệp, doanh nghiệp lớn.

Trong đó, Khu phần mềm Quang Trung ghi nhận 1 ca mắc Covid-19, sau đó lây ra cho ba nhân viên khác cùng mắc Covid-19. Hiện 400 nhân viên thuộc công ty này đã được đưa đi cách ly toàn bộ ngay từ đầu. Đồng thời, lấy mẫu xét nghiệm tòa nhà đối diện thuộc công viên phần mềm Quang Trung, tất cả đều âm tính virus SARS-CoV-2.

Một ca mắc Covid-19 khác ghi nhận tại khu công nghiệp Vĩnh Lộc, Hóc Môn (bán căn-tin thuộc Công ty thiết bị nhà bếp VINA nằm trong khu công nghiệp), 400 công nhân thuộc F1, F2 đều âm tính virus SARS-CoV-2.

Trường hợp thứ ba mắc Covid-19 ghi nhận tại công ty IDS, trong đó 11 trường hợp làm việc chung một không gian phòng nhỏ hẹp với bệnh nhân mắc Covid-19 thì 9 trường hợp âm tính SARS-CoV-2, còn 2 trường hợp khác đang được cách ly.

“Tất cả những trường hợp này TP.HCM đã khoanh vùng bao vây toàn bộ công ty và đang xét nghiệm các công ty lân cận khác”, ông Bỉnh nói.

Do đó, ông Bỉnh cho rằng, nguy cơ dịch bệnh lây lan từ cộng đồng dân cư vào khu công nghiệp hoặc ngược lại thông qua người lao động là rất cao. Bởi môi trường làm việc, sinh hoạt tập thể tập trung đông người, không gian kín trong các khu công nghiệp, khu chế xuất chính là điều kiện thuận lợi khiến dịch bệnh lây lan.

Theo chỉ đạo của UBND TP.HCM, ngày 1/6, TP.HCM đã mở rộng xét nghiệm tại khu công nghiệp, trước mắt là khu cung ứng, nơi sản xuất chuỗi linh kiện điện tử với 25.000 mẫu xét nghiệm, dần mở rộng thêm 280.000 công nhân.

Xem thêm
Ông Nguyễn Đình Việt giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Sơn La

SƠN LA Ông Nguyễn Đình Việt, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khóa XV giữ chức vụ Phó Bí thư Tỉnh ủy Sơn La nhiệm kỳ 2020 – 2025.

Tìm nguyên nhân khiến ngành chè 'ngại đổi mới'

'Cây chè là cây truyền thống và từng được bao cấp một cách triệt để về doanh nghiệp và đầu ra. Như vậy, đây có phải là nguyên nhân khiến ngành chè ngại đổi mới?' - nguyên Thứ trưởng Lê Quốc Doanh trăn trở.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Nước, nguồn sống và nỗi lo: Khi ngập úng 'kéo lên' đô thị vùng cao

Sơn La Tình trạng ngập úng kéo dài không chỉ gây xáo trộn cuộc sống hàng ngày mà còn ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất nông nghiệp của người dân tại TP Sơn La.