Ông Nguyễn Văn Chuông, Giám đốc Hợp tác xã Trường Giang, huyện Nông Cống (tỉnh Thanh Hóa) cho biết, dù là trang trại nhỏ của gia đình nhưng ông đã đầu tư đồng bộ ở hầu hết các hạng mục, đảm bảo quy trình khép kín, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Trang trại bò sinh sản của ông Nguyễn Văn Chuông được xây dựng tại xã Trường Minh, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa.
Thời điểm này, trang trại bò sinh sản này đã vào đàn gần 100 con bò giống, dự kiến sẽ hoàn thiện chuồng trại và vào đàn thêm trên 100 con bò giống nữa vào cuối năm.
Trang trại đi vào hoạt động sẽ cung cấp trên dưới 100 con bê mỗi năm cho khách hàng.
Theo ông Nguyễn Văn Chuông, nuôi bò, dù đầu tư ban đầu cao nhưng ít chịu áp lực từ giá cả. Giá cả bò thịt tương đối ổn định, giá bê giống dù ở mức thấp cũng ít khi phải chịu lỗ.
Đây được xem là một mô hình đem lại nhiều niềm hi vọng của nông dân tỉnh Thanh Hóa trong điều kiện dịch tả lợn châu Phi tại Việt Nam vẫn diễn biến phức tạp.
Sau đây là một số hình ảnh PV ghi lại tại trang trại bò của ông Nguyễn Văn Chuông tại xã Trường Minh, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa.
BÌNH PHƯỚC Từng là thủ phủ hồ tiêu của tỉnh Bình Phước, sau thời kỳ hồ tiêu suy thoái, mô hình trồng dâu nuôi tằm đã mở ra hướng đi mới cho người dân nơi đây.
Ông Nguyễn Đình Chung (xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, TP Hà Nội) năm nay đã gần 70 tuổi nhưng cử chỉ, phong thái còn nhanh nhẹn và giọng nói vẫn mạnh mẽ.
12 năm liên tiếp tỉnh Tuyên Quang không có gia súc chết vì đói, rét, bởi địa phương luôn chủ động tốt các biện pháp phòng chống và chuẩn bị nguồn thức ăn dự trữ.
Công ty Giống gia súc Hà Nội làm chủ công nghệ sản xuất tinh bò 3B thuần dạng cọng rạ và tạo ra đàn bò, bê 3B thuần chủng bằng công nghệ cấy truyền phôi.
ĐẮK NÔNG Thức ăn của đàn dê chủ yếu là những thứ có sẵn trong vườn như mít, chuối, cỏ ngọt nên thịt dê đạt chất lượng cao, thương lái 'tranh nhau mua'.
Trước diễn biến khó lường trong mùa đông năm nay, tỉnh Bắc Kạn đã lên kịch bản chi tiết ứng phó, khuyến cáo người dân các giải pháp để bảo vệ đàn gia súc.
HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.
Còn nhiều dư địa để phát triển hợp tác nông nghiệp thông minh, ứng dụng công nghệ cao và trí tuệ nhân tạo tương thích với mô hình sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam.