| Hotline: 0983.970.780

Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi bò hướng thịt

Thứ Bảy 25/07/2020 , 09:20 (GMT+7)

Trung tâm Khuyến nông Ninh Thuận vừa tổ chức tham quan, hội thảo đầu chuồng mô hình chăn nuôi bò hướng thịt cho 40 hộ chăn nuôi tại xã An Hải, huyện Ninh Phước.

Tháng 8/2018, Trung tâm Khuyến nông Ninh Thuận chủ trì triển khai Dự án “Ứng dụng tiến bộ khoa học và kỹ thuật trong chăn nuôi bò hướng thịt tại các xã khó khăn, dân tộc thiểu số”. Vừa qua Trung tâm đã tổ chức buổi hội thảo tại hộ ông Trần Ngọc Tuân, thôn An Thạnh, xã An Hải nhằm đánh giá những kết quả sơ bộ mà mô hình đã mang lại. Từ đó có cơ sở để các hộ dân nhân rộng mô hình và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào chăn nuôi của gia đình giúp phát triển kinh tế.

Tham quan đầu chuồng dự án chăn nuôi bò sinh sản.

Tham quan đầu chuồng dự án chăn nuôi bò sinh sản.

Dự án thực hiện tại xã An Hải gồm 3 mô hình: Mô hình nuôi bò thuần hướng thịt (Bò cái Brahman), quy mô 10 con bò cái giống đã phối có chửa 10/10 bò cái có chửa, số bê sinh ra: 4 con. Mô hình nuôi bò lai hướng thịt (Bò cái lai Zebu), quy mô 2 bò đực giống, thụ tinh nhân tạo (TTNT) với các giống tinh Brahman, Angus. Đã phối giống trực tiếp được 51/80 con bò cái có chửa. Đã thụ tinh nhân tạo (TTNT) có chửa 90 con; tỷ lệ phối có chửa lần 1 đạt 86,1%, số bê sinh ra: 33 con, khối lượng sơ sinh bình quân 26kg/con. Mô hình trồng, chăm sóc, thu hoạch và chế biến cỏ (VA06, Sả lá lớn) làm thức ăn cho bò, quy mô 2 ha. Cỏ sinh trưởng, phát triển tốt, đã cắt lứa 4; ủ được 8,5 tấn thức ăn.

Sau khi nghe ông Đỗ Ngọc Sơn, Phó trạm trưởng Trạm Khuyến nông Ninh Phước báo cáo về quá trình và kết quả thực hiện dự án, các hộ dân đã cùng nhau thảo luận và chia sẻ nhiều kinh nghiệm tại buổi hội thảo.

Ông Trần Ngọc Tuân tham gia mô hình nuôi bò cái thuần cho biết: “Hiện tại bò cái của gia đình đã có chửa, sắp sinh bê con. Còn với đàn bò vỗ béo chỉ sau 6 tháng nuôi có thể cho xuất chuồng nhờ dự án hướng dẫn cách chế biến thức ăn nên bò lớn nhanh”.

Ông Huỳnh Ngọc Lợi, thôn Tuấn Tú cũng cho biết: “Gia đình TTNT cho bò cái lai và nhận thấy bê sinh ra to, khỏe, phàm ăn nên quyết định TTNT cho 7 con bò cái. Cả 7 con đều có chửa. Hiện tại bò đã sinh được 2 bê con”.

Với những kết quả dự án đạt được thời gian tới Trung tâm sẽ tiếp tục hỗ trợ hướng dẫn kỹ thuật cho các hộ có nhu cầu nhằm cải thiện tầm vóc, thể trọng, nâng cao chất lượng đàn bò của địa phương. Từ đó giúp cho các hộ chăn nuôi phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập.

Xem thêm
Hà Nội bắt chó thả rông, kiên quyết xử lý theo quy định

Tình trạng thả rông chó, mèo tại các khu vực công cộng không có rọ mõm, dây xích, không có người dắt vẫn đang xảy ra trên địa bàn Hà Nội.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm