| Hotline: 0983.970.780

Trang trại sản xuất 'trứng vàng'

Thứ Năm 01/10/2020 , 07:23 (GMT+7)

Từ năm 2015 đến nay, anh Hoàng Anh Tú (sinh năm 1987) ở xã Hà Lĩnh, huyện Hà Trung, Thanh Hóa đã mạnh dạn đầu tư vốn để nuôi gà đẻ trứng.

Hiện đàn gà lông màu trắng của anh lên tới 6.000 – 7.000 con. Hàng ngày xuất bán ra thị trường với số lượng từ 4.000 - 4.800 quả trứng. Có người nói vui gia trại gà của anh Tú là nơi sản xuất trứng “vàng”.

Trong khuôn viên diện tích 2.800 m2 (bao gồm đất ở) anh Tú dành ra 1.000 m2 đất để xây dựng 5 chuồng nuôi gà, trong đó 2 chuồng lớn, mỗi chuồng nuôi 300 con, có lắp dàn quạt làm mát, hệ thống điện chiếu sáng liên tục; 3 chuồng nhỏ để nuôi đàn gà kế tiếp.

Chuồng nuôi được thiết kế, xây dựng ở vị trí thích hợp, không gian thông thoáng, tường được che kín bằng tấm nhựa sáng thông minh để lấy ánh sáng tự nhiên, nền gạch láng xi măng thuận lợi cho dọn vệ sinh, xịt nước chuồng trại không làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hoặc gây ô nhiễm môi trường, vừa đảm bảo độ an toàn cao, chống được trộm cắp đột nhập gây thiệt hại. Trước khi vào bên trong chuồng trại phải mặc quần áo bảo hộ và được phun khử khuẩn tiệt trùng.

Trang trại gà của anh Tú.

Trang trại gà của anh Tú.

Hàng ngày chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, máng ăn - uống nước được vệ sinh sạch sẽ, sử dụng quạt làm mát, có camera giám sát, hệ thống điện sản xuất, nguồn nước sạch… đảm bảo đáp ứng yêu cầu sản xuất và sinh hoạt của gia đình. Mỗi tháng sử dụng vôi bột (2 lần) và phun thuốc khử trùng tiêu độc để giữ đảm bảo vệ sinh môi trường, ngăn ngừa dịch bệnh.

Nhằm chủ động phòng tránh dịch bệnh gây thiệt hại đối với tổng đàn cũng như về kinh tế, từ khi gà con được 2 – 3 ngày tuổi sẽ cho uống vacxin, 5-6 ngày tuổi nhỏ (bơm) thuốc vào mắt - mũi, từ 8 - 9 ngày tuổi nhỏ vào miệng, 11-12 ngày tuổi tiêm vào cánh, 16 ngày tuổi nhỏ vào mắt, 21 ngày tuổi (lần 2) nhỏ vào miệng, 28 ngày tuổi tiêm bắp, 42 ngày tuổi tiêm da cổ, 55 - 60 ngày tuổi tiêm-nhỏ vào miệng, 90 ngày tuổi tiêm vacxin, tuy nhiên cần sử dụng đúng loại, đúng liều thuốc và căn cứ vào số lượng con mỗi loại như thú y đã chỉ dẫn.  

Ann Tú trong trại gà của mình.

Ann Tú trong trại gà của mình.

Để có thêm kiến thức cơ bản, nhất là hiểu biết về khoa học - công nghệ mới trong chăn nuôi gà đẻ trứng thương phẩm, anh dành thời gian đọc sách báo, tìm hiểu trên mạng thông tin, thị trường, học hỏi người có nhiều kinh nghiệm, cách làm mang lại hiệu quả rồi mới quyết định đầu tư vốn.

Ngoài các thành viên gia đình, anh còn thuê 2 lao động thường xuyên người địa phương để hỗ trợ sản xuất và thanh toán tiền công 6 triệu đồng/người/tháng.          

Trang trại của anh Tú thu 4.000 - 4.800 quả trứng/ngày.

Trang trại của anh Tú thu 4.000 - 4.800 quả trứng/ngày.

Từ khi thả nuôi, đến lúc đàn gà lớn đều khỏe mạnh cho tới lúc sinh sản tỷ lệ hao hụt không đáng kể. Thức ăn chính là cám công nghiệp mua của công ty thức ăn chăn nuôi gia cầm có uy tín, không cho gà ăn bất cứ loại thức ăn nào khác để tránh rủi ro.

Chế độ cho gà ăn tính theo ngày tuổi, gà từ 1 ngày tuổi - 4 tháng tuổi cho ăn khoảng 6 kg/con; gà lớn, gà đẻ ăn từ 1 - 1,1 gram/ngày. Gà con từ lúc nuôi đến khi được 4 tháng thì bắt đầu đẻ những quả trứng đầu tiên, 5 tháng thì đẻ nhiều hơn và gia tăng số lượng đến khi đạt trên 80% tổng đàn.

Chú ý điều chỉnh chế độ ăn uống chăm sóc hợp lý cho đàn gà để mỗi con đạt trọng lượng bình quân 1,8 kg/con (nếu nặng hoặc nhẹ hơn trọng lượng bình quân sẽ làm giảm sản lượng trứng). Mỗi năm 1 con gà đẻ được từ 220 - 250 quả trứng và khai thác trứng chỉ trong vòng 12 tháng. Hàng ngày số lượng trứng bán cho khách hàng theo hợp đồng từ 4.000 – 4.800 quả với giá trung bình từ 2.000 - 2.300 đồng/quả. Khi gà thôi đẻ thì bán cho thương lái ở chợ gia cầm Hà Vỹ - Hà Nội. Chất thải chăn nuôi được xử lý thu gom bán cho người có nhu cầu để trồng cây.

Anh Tú chia sẻ: “Có được cơ sở vật chất như bây giờ (với số tiền đầu tư trên 3 tỷ đồng) là đòi hỏi sự nỗ lực lớn của gia đình, quyết tâm vượt mọi trở ngại mới có mức lãi gần 1,3 tỷ đồng/năm. Ban đầu chỉ với 30% tổng số vốn tự có (900 triệu đồng), nhưng với ý chí vươn lên làm giàu lại vừa đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng nên tôi mạnh dạn vay tiền ngân hàng 70% (2,1 tỷ đồng) để đầu tư và trả lãi đầy đủ đúng kỳ hạn”.

Xem thêm
Hà Nội ra quân bắt chó thả rông, phòng ngừa bệnh dại

Trong ngày 20/4, đội xử lý chó thả rông phường Phú Thượng (quận Tây Hồ, Hà Nội) ra quân xử lý vi phạm liên quan đến việc để chó thả rông, không rọ mõm.

Bảo tồn, phát triển cây đào chuông tại Tây Yên Tử

BẮC GIANG Đào chuông phân bố ở các vùng núi cao từ 800m trở lên như Tây Yên Tử (Bắc Giang, Quảng Ninh), Mẫu Sơn (Lạng Sơn), Bạch Mã (Thừa Thiên - Huế), Tam Đảo (Vĩnh Phúc)...

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm