| Hotline: 0983.970.780

Triển khai cấp bách các biện pháp ứng phó với bão số 7

Thứ Bảy 06/10/2012 , 16:28 (GMT+7)

Trước thông tin bão số 7 đổ bộ vào đất liền sẽ tác động trực tiếp đến địa phương, sáng 6/10, Ban chỉ huy PCLB-TKCN tỉnh Bình Định đã có cuộc họp khẩn cấp, thành lập 5 đoàn công tác đi các huyện trực tiếp chỉ đạo công tác ứng phó với bão.

 

Trước thông tin bão số 7 đổ bộ vào đất liền sẽ tác động trực tiếp đến địa phương, sáng ngày 6.10, Ban chỉ huy PCLB-TKCN tỉnh Bình Định đã có cuộc họp khẩn cấp, thành lập 5 đoàn công tác đi đến TP Quy Nhơn, thị xã An Nhơn và các huyện Tuy Phước, Phù Cát, Vân Canh trực tiếp chỉ đạo công tác ứng phó với bão.

Sáng 6.10, trên địa bàn Bình Định đã xảy ra mưa lớn, bình quân từ 40-50 mml, ngay sau cuộc họp, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Thiện đã đến các xã ven biển xã Nhơn Hải (TP Quy Nhơn); thôn Trung Lương, xã Cát Tiến (Phù Cát) để kiểm tra công tác PCLB. Theo báo cáo của các địa phương, công tác di dời dân, kêu gọi tàu thuyền vào nơi trú tránh bão đã được triển khai rất khẩn trương.

 

Tại xã Nhơn Hải (TP Quy Nhơn) có trên 100 hộ dân đang được di dời cấp tốc đến nơi an toàn, nhiều ngư dân đã đưa tàu thuyền vào bờ. Còn tại huyện Phù Cát, sáng ngày 6.10 đã có 152 hộ dân với 450 nhân khẩu sinh sống ở những vùng nguy hiềm tại thôn Trung Lương, xã Cát Tiến; An Quang Đông, xã Cát Khánh, thôn Tân Thắng, xã Cát Hải đã di dời khỏi vùng nguy hiểm.

Tính đến trưa ngày 6.10, tỉnh Bình Định đã di dời được 1.832 khẩu/809 hộ dân. Hiện việc sơ tán dân khỏi vùng nguy hiểm vẫn đang được thực hiện khẩn trương. Ông Nguyễn Thanh Tùng, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Bình Định cho biết: “Lãnh đạo tỉnh đã yêu cầu đến 14 giờ chiều ngày 6.10 sẽ hoàn tất việc di dời dân đến nơi an toàn. Đồng thời, công tác bảo vệ tàu thuyền tại các nơi trú ẩn cũng được chú trọng, tránh để xảy ra tình trang va đập dẫn đến vỡ tàu”. Nông dân các địa phương cũng đã kịp thu hoạch 3.100 ha lúa vụ 3.

Ngày 6.10, Sở GD-ĐT Bình Định đã quyết định cho hơn 345.000 học sinh các cấp ở 632 trường học trên địa bàn tỉnh từ bậc mầm non đến trung học phổ thông nghỉ học để tránh bão. Tại xã đảo Nhơn Châu (Quy Nhơn), ngoài việc dự trữ từ trước 10 tấn gạo, các cơ quan chức năng tỉnh Bình Định đã tăng cường thêm xăng để chạy máy phát điện và tăng cường bác sỹ, thành lập trạm tiểu phẩu, cấp cứu tại đảo này.

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Thiện đã chỉ đạo chính quyền các địa phương triển khai cấp bách việc huy động lực lượng xung kích hỗ trợ người dân chằng chống nhà cửa, kho tàng; kiên quyết không để dân ở lại trên tàu thuyền hoặc ở những vùng nguy đến tính mạng. Các lực lượng vũ trang của tỉnh, của Bộ quốc phòng đứng chân trên địa bàn tỉnh triển khai ngay phương án ứng phó với bão, hỗ trợ các địa phương di chuyển người dân, tài sản của Nhà nước và nhân dân đến nơi an toàn. Nếu để xảy ra sự cố thiệt hại về người và tài sản của người dân do thiếu trách nhiệm, lãnh đạo các sở, ngành và các địa phương phải chịu trách nhiệm nhiệm kỷ luật. Chính quyền các địa phương kiểm tra, cử người túc trực 24/24 giờ tại các công trình xung yếu, chuẩn bị lực lượng, vật tư tại chỗ kịp thời phát hiện và xử lý các tình huống có thể xảy ra.

Theo Ban chỉ huy PCLB-TKCN tỉnh Bình Định, thực hiện chỉ đạo của tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng phối hợp với ngành Nông nghiệp và chính quyền các địa phương đã kiểm đếm số tàu đang hoạt động trên biển; thông tin cho ngư dân biết diễn biến của bão số 7 và kêu gọi ngư dân di chuyển tàu thuyền ra khỏi khu vực nguy hiểm. Qua kiểm tra, toàn tỉnh có 7.586 tàu thuyền; trong đó có 5.821 tàu với 30.859 người neo đậu và hoạt động đánh bắt thủy sản ven bờ; vùng biển ở khu vực phía Bắc từ Quảng Ngãi đến Quảng Ninh có 285 tàu/1.469 người; khu vực phía Nam từ Phú Yên đến Kiên Giang có 1.462 tàu/9.163 người; khu vực quần đảo Trường Sa có 18 tàu/144 người. Sáng ngày 6.10, hầu hết ngư dân đang hoạt động đánh bắt thủy hải sản trên biển đã nhận được thông tin về cơn bão số 7 và đã di chuyển tàu ra khỏi vùng nguy hiểm. Tỉnh đã hỗ trợ thêm 400.000 bao tải cho các địa phương để cấp phát cho người dân phòng chống bão lũ.

Ngư dân ở xã Nhơn Hải (TP Quy Nhơn) di chuyển tàu thuyền vào nơi an toàn, và đưa ngư lưới cụ vào bờ

Trong ngày 6.10, tâm bão số 7 liên tục di chuyển dần từ Phù Mỹ-Phù Cát vào đến Tuy Phước-TP Quy Nhơn, đến chiều ngày 6.10, dự báo tâm bão sẽ di chuyển vào TX Sông Cầu (Phú Yên) nên đoàn công tác của Bộ NN-PTNT do Bộ trưởng Cao Đức Phát dẫn đầu đã thay đổi địa điểm đóng quân của Bộ chỉ huy tiền phương nhằm đối phó bão số 7 do Bộ trưởng Cao Đức Phát trực tiếp chỉ đạo từ Bình Định vào Phú

 Chiều ngày 6.10, Ban chỉ huy PCLB và TKCN tỉnh Bình Định cho biết tàu cá BĐ 96633TS đã được trục vớt, kèo vào bờ an toàn. Trước đó, khoảng 20 giờ ngày 4.10, tàu BĐ 96633TS, do ông Đào Minh Vương (31 tuổi, ở thôn Trường An 2, xã Hoài Thanh, Hoài Nhơn) làm thuyền trưởng, hành nghề câu mực tại vùng biển cách Cảng cá Bến Đá (Vũng Tàu) khoảng 4 hải lý thì bị một chiếc xà lan (chưa rõ tung tích) tông chìm. 7 ngư dân trên tàu bị nạn được một tàu cá đánh bắt gần đó cứu. Gia đình ông Vương đã thuê phương tiện trục vớt và kéo tàu BĐ 96633TS vào bờ.

 

 

Người dân xã Cát Tiến chằng chống nhà cửa

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Bưu điện Việt Nam sẵn sàng 18.000 tỷ đồng chi trả lương hưu tháng 5

Bưu điện Việt Nam chuẩn bị nguồn lực sẵn sàng phục vụ chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) tháng 5/2024 cho hơn 3,3 triệu người sau kỳ nghỉ lễ 30/4.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm