| Hotline: 0983.970.780

Triển vọng cá hồng Mỹ

Thứ Ba 23/11/2021 , 08:30 (GMT+7)

BẾN TRE Kết quả bước đầu cho thấy, cá hồng Mỹ phát triển tốt, có thể hướng tới nhân rộng mô hình nuôi trên địa bàn các xã, huyện ven biển tỉnh Bến Tre.

Tại ấp Thạnh Hòa, xã Thạnh Phong (huyện Thạnh Phú, Bến Tre), Phân viện Nghiên cứu Hải sản phía Nam (Viện Nghiên cứu Hải sản) phối hợp với Phòng NN-PTNT huyện cùng cơ sở nuôi của Công ty TNHH Chế biến thủy sản Phát Huy vừa thực hiện đề tài nghiên cứu thử nghiệm nuôi cá hồng Mỹ thương phẩm bằng thức ăn công nghiệp.

Cá hồng Mỹ mở ra triển vọng mới nhằm đa dạng đối tượng nuôi vùng ven biển Bến Tre. Ảnh: Minh Mừng.

Cá hồng Mỹ mở ra triển vọng mới nhằm đa dạng đối tượng nuôi vùng ven biển Bến Tre. Ảnh: Minh Mừng.

Đề tài được thực hiện từ giữa tháng 2 năm 2021 trên tổng diện tích 9.000 m2 ao đất của ông Võ Ngọc Bé (đại diện Công ty Phát Huy) với 13.500 con giống được thả nuôi. Sau hơn 8 tháng nuôi cá hồng Mỹ (hay còn gọi là cá đù đỏ) đạt được kích cỡ thương phẩm với trọng lượng trung bình đạt từ 800 gam đến 1,2 kg/con, tỷ lệ sống ước đạt 75%.

Theo ông Võ Ngọc Bé, một số ao nuôi tôm thẻ của ông có môi trường nuôi không còn thích hợp để nuôi tôm thẻ nên việc thử nghiệm với đối tượng nuôi mới là cần thiết. Để tiến hành việc nuôi cá hồng Mỹ, ông đã cải tạo 3 ao đất, mỗi ao 3.000 m2; xử lý nước ao nuôi; lắp đặt hệ thống thiết bị gồm hệ thống quạt, máy bơm nước… sau đó thả cá giống với mật độ thử nghiệm khác nhau từ 1 đến 2 con/m2.

Trong quá trình nuôi, ông chú trọng việc chăm sóc cá và theo dõi các yếu tố môi trường, ghi nhật ký, theo dõi tỷ lệ sống của cá… Cá hồng mỹ thích hợp nuôi trong môi trường có độ mặn dao động từ 18 đến 25 phần nghìn. Tuy nhiên, qua thời gian nuôi thử nghiệm, ông Bé nhận thấy có lúc độ mặn thấp hơn ở mức 5 phần nghìn cá vẫn sinh trưởng và phát triển rất tốt.

Công ty TNHH Chế biến thủy sản Phát Huy là cơ sở nuôi đang thử nghiệm mô hình nuôi cá hồng Mỹ đầu tiên tại tỉnh Bến Tre. Ảnh: Minh Mừng.

Công ty TNHH Chế biến thủy sản Phát Huy là cơ sở nuôi đang thử nghiệm mô hình nuôi cá hồng Mỹ đầu tiên tại tỉnh Bến Tre. Ảnh: Minh Mừng.

Theo ước tính, tổng sản lượng cá khi thu hoạch đạt khoảng 8,5 tấn cá thương phẩm. Hiện tại, giá cá tươi ở mức 90.000 đ/kg, trừ các khoản chi phí, người nuôi có lợi nhuận 40.000 đ/kg. Nếu chế biến thành khô một nắng, lợi nhuận sẽ tăng cao hơn. Do đó, theo ông Bé, mô hình này cần nhân rộng để tạo điều kiện phát triển kinh tế cho người dân các xã ven biển.

Kết quả bước đầu cho thấy, cá hồng Mỹ phát triển tốt tại xã biển Thạnh Phong và có thể hướng tới việc nhân rộng mô hình nuôi đến các cơ sở nuôi, hộ nuôi trên địa bàn các xã, huyện ven biển.

Về phía Công ty TNHH Chế biến thủy sản Phát Huy, sẽ đồng hành cùng người dân thông qua việc bao tiêu đầu ra sản phẩm này. 

Trưởng Phòng NN-PTNT Thạnh Phú, ông Lê Văn Tiến cho biết, hướng tới, các đơn vị phối hợp thực hiện đề tài, cơ sở nuôi sẽ tiếp tục thực hiện các công việc như tập huấn kỹ thuật cho các hộ nuôi; hoàn thành đăng ký sản phẩm OCOP 4 sao khô cá hồng Mỹ một nắng của địa phương và xúc tiến thị trường tiêu thụ cá hồng Mỹ.

Xem thêm
Tập huấn thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản

CÀ MAU Ngày 19/12 tại TP Cà Mau, Cục Kiểm ngư phối hợp với Sở NN-PTNT Cà Mau tổ chức tập huấn hướng dẫn thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam 11 tháng đạt 9,2 tỷ USD

Với đà tăng trưởng hiện tại, ngành thủy sản Việt Nam năm 2024 có thể hoàn thành mục tiêu đạt 10 tỷ USD xuất khẩu, tăng 11,5% so với năm 2023.

Xây dựng nông thôn mới ở các làng, nơi ven biển thành nơi đáng sống

Đây là mục tiêu mà Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân chia sẻ về câu chuyện chuyển đổi nghề cho ngư dân vùng ven biển.