| Hotline: 0983.970.780

Triển vọng mới từ nuôi cá Koi Nhật Bản

Thứ Hai 07/03/2016 , 16:15 (GMT+7)

Theo các chuyên gia thủy sản của Nhật Bản, cá Koi còn có tên gọi là cá chép Nhật Bản. Vào thế kỷ 18, một nông dân sống tại một ngôi làng miền núi thuộc tỉnh Niigata (Nhật Bản) tìm thấy những con cá chép có màu rất đẹp. 


Cá Koi Nhật Bản được nuôi tại Trung tâm thực nghiệm giống thủy sản Mỹ Châu


Sau khi nuôi thử nghiệm thành công 15 con cá Koi Nhật Bản do ông Kato Hiroshi, Chủ tịch Hội Hữu nghị Nhật - Việt tại Shakai (Nhật Bản) tặng, tỉnh Bình Định lại được phía Nhật Bản tặng thêm 150 con cá Koi giống.

Đây là cơ sở để ông Hồ Quốc Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định đồng ý chủ trương thành lập Trung tâm cá Koi Nhật Bản - Bình Định trực thuộc Sở NN-PTNT Bình Định.

Cá Koi được xem quốc ngư của đất nước Nhật Bản. Loài cá này có nhiều màu sắc trông rất đẹp, tuổi thọ cao, cá trưởng thành có thể đạt trọng lượng từ 20 - 30 kg/con, trị giá hàng chục ngàn USD/con.

Ông Nguyễn Thế Vũ, GĐ Trung tâm Giống thủy sản Bình Định, cho biết: Trong quá trình sang Bình Định làm việc trong khuôn khổ Dự án chuyển giao công nghệ đánh bắt cá ngừ đại dương Nhật Bản cho ngư dân Bình Định, vào ngày 27/10/2015, ông Kato Hiroshi, Chủ tịch Hội Hữu nghị Nhật - Việt tại Shakai (Nhật Bản) đã tặng cho Bình Định 15 con cá Koi Nhật Bản giống để nuôi thử nghiệm, mỗi con nặng từ 90 - 100 gram.

Trong chủ trương thành lập Trung tâm cá Koi Nhật Bản - Bình Định, ông Hồ Quốc Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định mời ông Nguyễn Thanh Tùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bình Định và ông Kato Hiroshi, Chủ tịch Hội Hữu nghị Nhật - Việt tại Shakai (Nhật Bản) tham gia hội đồng sáng lập.

Ngành nông nghiệp Bình Định giao 15 con cá Koi giống nói trên cho Trung tâm Giống thủy sản Bình Định nuôi tại Trạm thực nghiệm nuôi trồng thủy sản Mỹ Châu (huyện Phù Mỹ).

“Ban đầu, chúng tôi nuôi cá Koi theo phương thức cách ly để thuần hóa nhiệt độ. Chúng được thả nuôi trong phòng lạnh, tăng dần nhiệt độ trong nước từ 17 -28 độ C. Sau gần 4 tháng nuôi thử nghiệm, cá Koi phát triển tốt. Đến nay, 15 con cá Koi đều đã thích nghi với môi trường và điều kiện thời tiết, khí hậu tại Trạm thực nghiệm nuôi trồng thủy sản Mỹ Châu.

Hiện Trung tâm đã thả ra môi trường ao nuôi, cá đã phát triển dài 20cm, to 35cm, nặng 700 gram/con. Nuôi khoảng 1 năm cá Koi sẽ phát triển trên 1 kg/con. Cá Koi được xem quốc ngư của đất nước Nhật Bản. Loài cá này có nhiều màu sắc trông rất đẹp, tuổi thọ cao, cá trưởng thành có thể đạt trọng lượng từ 20 - 30 kg/con, trị giá hàng chục ngàn USD/con”, ông Vũ cho biết.

Sau khi nuôi thử nghiệm thành công, vào ngày 19/1/2016, Hội Hữu nghị Nhật - Việt tại Sakai (Nhật Bản) tiếp tục hỗ trợ thêm cho Bình Định 150 con cá Koi giống để nhân rộng quy mô nuôi. Theo đó, Trung tâm cá Koi Nhật Bản - Bình Định sẽ được thành lập tại Trạm thực nghiệm nuôi trồng thủy sản Mỹ Châu đặt tại thôn Lộc Thái, xã Mỹ Châu (huyện Phù Mỹ) với diện tích 5 ha.

Theo các chuyên gia thủy sản của Nhật Bản, cá Koi còn có tên gọi là cá chép Nhật Bản. Vào thế kỷ 18, một nông dân sống tại một ngôi làng miền núi thuộc tỉnh Niigata (Nhật Bản) tìm thấy những con cá chép có màu rất đẹp. Người nông dân này thích quá, mang chúng về thả nuôi trong hồ nước nhỏ dưới hiên nhà, và rồi chúng sinh ra những chú cá con tuyệt đẹp, màu sắc của chúng thay đổi trông rất bắt mắt. Do đó, tỉnh Niigata được mệnh danh là “đất tổ của cá Koi” ở Nhật Bản.

Cách đây khoảng 200 năm, cá Koi được người Nhật lai tạo giống và được đặt cho cái tên là Nishikigoi. Cá Koi sống rất thọ, có con sống đến 100 tuổi. Nuôi trong ao nuôi nhân tạo cá Koi có thể sống đến 25 - 35 năm, cá trưởng thành dài đến 60 - 90cm và có thể lớn thêm từ 5 - 10cm mỗi năm. Cá Koi có 4 màu cơ bản là trắng, đỏ, vàng, xám bạc.

“Cá Koi là loại cá có giá trị kinh tế cực cao. Sau khi thành lập Trung tâm cá Koi Nhật Bản - Bình Định, chúng tôi sẽ nhập thêm cá Koi và học hỏi kỹ thuật nhân giống của người Nhật nhằm phát triển mạnh loại thủy sản này trên địa bàn”, ông Trần Văn Phúc, Phó GĐ Sở NN-PTNT Bình Định,

nói.

Xem thêm
Bò 3B mang tới hi vọng cho người dân miền núi

QUẢNG TRỊ Người dân hi vọng bò 3B sẽ là đối tượng nuôi mới mang lại hiệu quả kinh tế cao, một số hộ dự kiến mở rộng chăn nuôi sau khi kết thúc hỗ trợ.

Tiêm phòng dại vì cộng đồng

Chương trình ‘Tiêm phòng dại vì cộng đồng’ lần 4 vừa được triển khai tại Đức Huệ, Long An, Những năm qua, chương trình đã giúp nâng cao tỷ lệ tiêm phòng trên địa bàn.

Hỗ trợ để sản xuất phát thải thấp cho 200 nghìn ha lúa ở ĐBSCL

AN GIANG 10 doanh nghiệp liên kết với các HTX và nông dân 3 tỉnh An Giang, Đồng Tháp và Kiên Giang sẽ được hỗ trợ để sản xuất lúa phát thải thấp với diện tích 200.000ha.

Trồng hành tăm, giải pháp hoàn hảo cho vùng hạn

NGHỆ AN Thay vì quanh năm ứng phó với hạn hán, Nghệ An đã linh hoạt chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp. Hành tăm - loại cây ‘sợ nước' là một lựa chọn hoàn hảo.