| Hotline: 0983.970.780

Trồng dưa lưới thành thạo, vụ nào cũng có lời

Thứ Hai 17/06/2019 , 14:14 (GMT+7)

Anh Nguyễn Vũ Xuyên ở xã Phú Cần, huyện Tiểu Cần (Trà Vinh) tốt nghiệp đại học với bằng cử nhân Luật, không theo con đường đã chọn trước đó, mà chuyển sang làm nông nghiệp.

Sau khi tìm hiểu về mô hình trồng dưa lưới công nghệ cao tại thành phố Hồ Chí Minh, anh vay mượn được 180 triệu đồng và bắt tay vào xây dựng mô hình trên diện tích 1.000 m2.

Anh Xuyên thu hoạch dưa lưới.

Anh bao phủ toàn bộ diện tích này bằng loại lưới nhập khẩu để chống côn trùng cắn phá, bảo vệ cây trồng. Với 2.400 chậu dưa lưới giống Hà Lan, anh Xuyên sử dụng màng phủ nông nghiệp che phủ mặt đất nhằm hạn chế sâu bệnh xâm nhập và cỏ dại.

Ngoài ra, anh còn đầu tư hệ thống tưới nhỏ giọt giúp điều khiển lưu lượng nước tưới cho từng gốc cây và cung cấp lượng phân bón phù hợp.

Anh Xuyên cho biết, dưa lưới giống Hà Lan trồng khoảng 3 tháng là có thể cho thu hoạch. Đây là giống cây được thụ phấn bằng tay, tỉ lệ đậu trái đạt trên 90%, từ khi thụ phấn đến xuất bán là 40 ngày.

Dưa lưới trồng trong nhà kính nên quản lý được sâu hại, dịch bệnh, giúp tiết kiệm công lao động. Một nhà màng có thể sử dụng từ 5 - 10 năm.

Anh Xuyên áp dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc 4 đúng. Đặc biệt trồng trong nhà lưới sản phẩm dưa đạt chất lượng cao, đồng đều, mẫu mã đẹp.

Đây là vụ thứ 4 anh Xuyên trồng dưa lưới. Mỗi vụ, gia đình anh thu hoạch được 2,5 tấn. Bình quân mỗi trái dưa lưới nặng từ 2 - 2,2 kg. Dưa của gia đình anh được doanh nghiệp bao tiêu với giá 34.000 đồng/kg, thu về hơn 85 triệu đồng.

Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Tiểu Cần - anh Nguyễn Văn Tú cho biết, đây là mô hình trồng dưa lưới áp dụng công nghệ cao đầu tiên của  huyện. Hiện tại, thị trường đang rất ưa chuộng sản phẩm dưa lưới công nghệ cao với tiêu chuẩn chất lượng và sản phẩm an toàn, hợp vệ sinh. Sản phẩm dưa lưới của anh Xuyên được các thương lái, các siêu thị đến thu mua ngay tại nông trại.

Xem thêm
Kon Tum khẩn trương di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu dân cư

Di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực dân cư là hướng đi đúng đắn của tỉnh Kon Tum nhằm bảo vệ môi trường, vệ sinh thực phẩm và phát triển bền vững.

Trách nhiệm chủ chó, mèo đang bị bỏ ngỏ

Người nuôi để chó, mèo thả rông, không rọ mõm khi chăn dắt… khiến việc chó cắn người đi đường, mất an toàn giao thông, gây mất mỹ quan ngày càng trở nên phổ biến.

Nhiều giống cây trồng và công nghệ mới phục vụ nông nghiệp đô thị

TP.HCM Nhiều giống cây trồng đã được Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp công nghệ cao nghiên cứu, lai tạo thành công, chuyển giao cho nhiều đơn vị tại TP.HCM và các tỉnh.