| Hotline: 0983.970.780

Trồng nấm cao cấp

Thứ Tư 26/08/2015 , 07:12 (GMT+7)

Bên cạnh nấm rơm được trồng phổ biến từ lâu, thời gian gần đây các loại nấm cao cấp, có giá trị cao như nấm bào ngư, nấm linh chi đang được trồng ngày càng nhiều.

Phát triển trồng nấm, nhất là các loại nấm có giá trị cao nhằm tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho nông dân là một trong những giải pháp trong tái cơ cấu nông nghiệp đang được triển khai vào thực tiễn SX tại Sóc Trăng.

Bên cạnh nấm rơm được trồng phổ biến từ lâu, thời gian gần đây các loại nấm cao cấp, có giá trị cao như nấm bào ngư, nấm linh chi đang được trồng ngày càng nhiều.

Được coi là nấm cao cấp nhưng kỹ thuật trồng và chi phí đầu tư không đòi hỏi quá cao. Phần lớn nông hộ đều có thể đầu tư và đủ trình độ tay nghề để trồng hai loại nấm này. Nông dân có thể tận dụng chuồng trại chăn nuôi, nhà kho (hiện không còn sử dụng) để trồng nấm.

Theo ông Sơn Chôm, Tổ hợp tác trồng nấm tại thị trấn Kế Sách, huyện Kế Sách thì, hộ ít vốn có thể tận dụng cây nhà, lá vườn để làm trại trồng nấm.

Với 45 cây tre đường kính khoảng 5 - 7 cm và hơn 200 tấm lá là đủ để làm trại và kệ đỡ cho một trại có diện tích 36 m2, trồng được 3.000 bịch phôi nấm (meo, giá thể).

 Các vật liệu cần thiết khác như lưới chắn côn trùng, bình phun đeo vai, dụng cụ đo ẩm độ, nhiệt độ, cao su trải nền (nếu là nền đất… chi phí chỉ vài trăm ngàn đồng).

Ông Ngô Văn Trãi (xã Thới An Hội, huyện Kế Sách) chia sẻ, để nấm đạt năng suất cao và chất lượng tốt cần có nguồn phôi bảo đảm chất lượng; chăm sóc đúng yêu cầu kỹ thuật như giữ nhiệt độ nhà trồng dưới 30 độ C (biến động từ 22 - 30 độ C), ẩm độ 80 - 90% đối với nấm linh chi, 70 - 80% đối với nấm bào ngư, thu hái và làm vệ sinh sau khi thu hái đúng cách.

Trong thời gian tới, ngành nông nghiệp phối hợp với chính quyền các cấp và các đơn vị liên quan tiếp tục mở rộng quy mô trồng nấm linh chi và nấm bào ngư.

Nguồn nước tưới phun cho nấm cần được xử lý trước khi sử dụng, bảo đảm nước không bị nhiễm phèn, mặn.

Qua khảo sát tại các hộ trồng tại các huyện Kế Sách, Châu Thành và Mỹ Tú… cho thấy năng suất nấm (đã phơi khô) đạt khoảng 1,8 kg loại nhất/65 bịch phôi với 2 đợt thu hoạch; giá bán 500 ngàn đồng/kg loại nhất.

Sau khi trừ chi phí, lấy công làm lời thì sau 3 tháng trồng, lợi nhuận thu được khoảng 5 - 6 triệu đồng/3.000 bịch phôi nấm linh chi. Phụ phẩm sau mỗi đợt trồng (mạt cưa) được sử dụng làm phân hữu cơ để trồng rau màu rất tốt.

Được biết, huyện Kế Sách đang phối hợp với Cty Thiên Vạn Tường (cơ sở đặt tại thị trấn Kế Sách) triển khai trồng nấm linh chi cho các Tổ hợp tác tại các ấp nghèo trong huyện, đợt I có quy mô 30.000 bịch phôi từ nguồn vốn hỗ trợ SX thuộc Chương trình 135.

Theo đó, Cty Thiên Vạn Tường cung cấp phôi giống, tư vấn kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm cho nông dân; vốn Chương trình 135 hỗ trợ hơn 70% chi phí mua phôi giống cho nông hộ.

Xem thêm
Nuôi nhuyễn thể có thể là mũi nhọn lớn thứ 3 sau tôm, cá tra

Người tiêu dùng trong nước và trên thế giới ngày càng nhận thấy nhuyễn thể hai mảnh vỏ là thực phẩm giàu protein, ít béo…, đặc biệt việc nuôi trồng bền vững với môi trường.

Nghiệp đoàn Nghề cá: Điểm tựa vững chắc cho ngư dân vươn khơi

Từ nhu cầu thực tiễn, Nghiệp đoàn Nghề cá ra đời là nhu cầu cấp thiết và trở thành điểm tựa vững chắc giúp ngư dân yên tâm vươn khơi bám biển.

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sẽ giữ đà tăng trưởng trong năm 2025

Theo Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân, Việt Nam có nhiều ưu điểm vượt trội về năng lực sản xuất các sản phẩm thủy sản so với các quốc gia cạnh tranh khác.

Cứu ngư dân huyện đảo Cồn Cỏ rơi xuống biển

Quảng Trị Ngư dân huyện đảo Cồn Cỏ đi hái rau mứt không may trượt chân, rơi xuống biển đã được thuyền viên tàu cá Bình Định và tổ tự quản đưa lên bờ an toàn.