| Hotline: 0983.970.780

Trồng ngô vụ mùa ở phía Nam

Thứ Ba 15/03/2011 , 10:36 (GMT+7)

Chỉ còn khoảng hai tháng nữa mùa gieo trồng ngô sẽ bắt đầu chính thức tại phía Nam...

Chỉ còn khoảng hai tháng nữa mùa gieo trồng ngô sẽ bắt đầu chính thức tại phía Nam. Năm nay lại hứa hẹn một vụ ngô thắng lợi vì hiện nay giá ngô thương phẩm lên cao nhất trong 10 năm qua, đạt trên 7.000 đồng/kg ngô hạt khô.

Chính vì vậy bà con nông dân trồng ngô rất háo hức và chuẩn bị khá chu đáo từ khâu chọn giống cho đến làm đất. Đi khắp vùng từ Đông Nam bộ cho đến Tây Nguyên, là hai thủ phủ ngô chính tại khu vực phía Nam trong thời gian này bà con đã chuẩn bị ruộng khá chu đáo, đất trồng ngô đã được cày xới sẵn sàng cho một vụ ngô mới.

Tuy nhiên những năm trở lại đây thời tiết thay đổi thất thường không theo quy luật, hạn hán và bão lụt xảy ra liên tục ảnh hưởng đến thời vụ gieo trồng cũng như sinh trưởng và phát triển của cây ngô. Chính vì vậy để bảo toàn chi phí đầu tư của gia đình cho việc trồng ngô cũng như làm sao để ngô đạt năng suất cao nhất trong vụ mùa ở miền Nam bà con cần lưu ý một số vấn đề như sau:

- Chọn giống ngô có thời gian sinh trưởng trung bình từ 95-105 ngày để bà con tranh thủ làm đất trồng được vụ hai.

- Tuyệt đối không gieo đón mưa vì hiện nay thời tiết thay đổi thất thường, bà con đợi đến cơn mưa thứ 3 đất đã đủ ẩm đủ điều kiện để hạt ngô nảy mầm.

- Bà con không nên trồng dày ở vụ này vì lượng mưa tương đối nhiều, ánh sáng có thể không đủ và ẩm độ cao tạo điều kiện cho các nấm bệnh phát triển. Trong khi cây ngô phát triển thân lá rất tốt nếu trồng dày thì khả năng nhiễm sâu bệnh và đổ ngã cao hơn. Ngoài ra trong thực tế có nhiều giống chỉ cần trồng mật độ vừa phải đã cho năng suất cao và bà con tiết kiệm được tiền chi phí mua hạt giống. Mật độ thích hợp trong vụ này là khoảng 71.000 cây/ha (70cmx 20cm) tương đương 15-17kg hạt giống/ha tùy từng loại giống.

- Cần lưu ý khi chọn giống trồng trong vụ 2 là giống phải ngắn ngày và chống chịu được bệnh gỉ sắt và khô vằn là hai bệnh hại chính trên cây ngô.

- Phân bón và chăm sóc: Bà con phải bón lót cho cây ngô bằng phân lân, các lần bón phân kết hợp với vun gốc và làm cỏ. Lưu ý là phải bón đầy đủ và cân đối N-P-K và bón thúc ba lần: Lần 1: khi cây ngô được 3-4 lá, lúc này cây ngô đã sử dụng hết dinh dưỡng trong hạt nên chúng ta phải cung cấp phân đúng thời gian trong giai đoạn này; bón thúc lần 2: lúc cây 7-9 lá và bón thúc lần 3 lúc cây chuẩn bị xoáy ngọn trổ cờ. Bà con không nên bón phân sau khi cây đã trổ cờ và phun râu (lượng phân bón bà con có thể tham khảo phía sau của bao bì).

Thu hoạch: Nên thu hoạch ngô khi 80% bắp ngô có lá bi chuyển sang màu vàng hoặc khi tách hạt ngô ra chúng ta thấy có chấm đen ở chân hạt thì lúc này ngô đã chín, tránh thu sớm dẫn đến giảm năng suất và chất lượng hạt ngô.

Trên đây là một số lưu ý khi trồng ngô trong vụ mùa ở phía Nam, chúc bà con trúng mùa được giá.

Một số tham khảo bộ giống ngô NK của công ty Syngenta trồng ở phía Nam:

Giống ngô

TGST

Mật độ cây/ha

Thời vụ gieo trồng

NK54

95 ngày

70cm x 25cm(57.000 cây/ha)

Vụ 1

NK66

95-100 ngày

70cm x 20cm (71.000 cây/ha)

Vụ 1 + Vụ 2 + Vụ 3

NK67

95-97 ngày

70cm x 20cm (71.000 cây/ha)

Vụ 1 + Vụ 2 + Vụ 3

NK72

100-105 ngày

70cm x 20cm (71.000 cây/ha)

Vụ 1 + Vụ 2

NK6326

95 ngày

70cm x 20cm (71.000 cây/ha)

Vụ 1 + Vụ 3

NK7328

95-100 ngày

70cm x 20cm (71.000 cây/ha)

Vụ 1 + Vụ 2

 

Xem thêm
3 đề án bao trùm ngành chăn nuôi bắt đầu đi vào đời sống

Chiều 3/5, Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị triển khai một số đề án ưu tiên thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045.

Tiêu hủy hơn 15.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc

Ngày 3/5, tại phường Hải Xuân, TP Móng Cái, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh đã phát hiện và tiêu hủy hơn 15.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Diện tích trồng hoa, cây cảnh của Hà Nội tăng hơn 13 lần trong 19 năm

Diện tích trồng hoa, cây cảnh của Hà Nội đã tăng một mạch từ 610ha năm 2005 lên khoảng 8.000ha trong thời điểm hiện tại.

Độ mặn trên hệ thống thủy lợi Tả Trạch đảm bảo cho sản xuất

Các đơn vị quản lý, khai thác kiểm tra độ mặn ở các trạm bơm, cống lấy nước trước khi vận hành để đảm bảo yêu cầu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.