| Hotline: 0983.970.780

Trồng rong nho sạch xuất sang Nhật Bản

Thứ Ba 08/09/2009 , 10:23 (GMT+7)

Rong nho rất được ưa chuộng và sử dụng như một loại rau xanh tại một số nước châu Á như Nhật Bản, Đài Loan… vì có hàm lượng dinh dưỡng vô cùng lớn và rất tốt cho sức khỏe.

Rong nho có tên khoa học Caulerpa lentilifera còn được gọi là trứng cá Hồi xanh. Rong nho rất được ưa chuộng và sử dụng như một loại rau xanh tại một số nước châu Á như Nhật Bản, Đài Loan… vì có hàm lượng dinh dưỡng vô cùng lớn và rất tốt cho sức khỏe.

Nhận thấy tiềm năng phát triển của rong biển nhiều người dân, doanh nghiệp tại những vùng kín sóng, nước trong của Việt Nam đã tham gia trồng loại rau quý giá này với quy mô nhỏ đến lớn. Nhưng có lẽ việc đầu tư xây dựng có quy mô, bài bản nhất đến thời điểm này là mô hình trồng rong nho của Công ty liên doanh Hải Nam – Okinawa tại phường Phú Hài, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.

Trao đổi với chúng tôi, anh Huỳnh Quốc Nam – Giám đốc Công ty Hải Nam – Okinawa cho biết: Công ty anh bắt đầu trồng thử nghiệm rong nho từ năm 2005. Đến đầu năm 2006 thì chính thức nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu loài rong này. Khu nuôi trồng có quy mô khoảng 10 ha nằm ngay cạnh bờ biển nhìn rất bề thế với quy trình công nghệ hiện đại khép kín từ khâu nuôi đến chế biến, xuất khẩu.

Với hơn 40 bể xi măng hiện nay mỗi tháng Công ty thu hoạch được hơn 6 tấn rong nho sạch đảm bảo được các yêu cầu về chất lượng vệ sinh an toàn do Nhật Bản kiểm định. Tìm hiểu chúng tôi được biết giá của rong nho thành phẩm tại Nhật Bản dao động từ 100 – 120 USD/kg. Và tại chính quê hương của rong nho cũng chỉ trồng được khi thời tiết thuận lợi (tháng 12 đến tháng 6 năm sau), còn lại những tháng kia do mưa bão nhiều nên họ không trồng được.

Anh Nam dẫn chúng tôi đi tham quan một vòng quanh khu sản xuất và cho biết: nuôi loại rau này không dễ chút nào, để đảm bảo chất lượng, nguồn gốc Cty anh phải nhập giống từ Nhật về để nuôi trồng. Cái quan trọng nhất khi nuôi trồng rong nho là nước, nước phải có độ mặn thích hợp và luôn được duy trì ở nhiệt độ từ 25oC – 30oC. Cơ quan đầu não của mô hình là hệ thống 3 hồ lọc nước hiện đại đảm bảo được nguồn nước sạch cho việc nuôi trồng, cùng hệ thống ống nước bố trí sao cho dòng chảy tuần hoàn và khép kín và có thể tận dụng lại nguồn nước thải sau khi nuôi để luôn đảm bảo nguồn nước mỗi khi nước ngoài biển không đạt yêu cầu. Các bể nuôi được làm bằng ximăng, nước được cấp vào bể sao cho có dòng chảy liên tục để rong nho có thể phát triển tốt.

Cho đến thời điểm này Cty Hải Nam-Okinawa đã xuất sang thị trường Nhật Bản gần 40 tấn sản phẩm thu về hàng chục triệu USD, trong tương lai công ty sẽ đầu tư mở rộng thêm khu sản xuất để tăng thêm sản phẩm nhằm đáp ứng không những đủ cho thị trường Nhật Bản mà còn có thể xuất khẩu sang các thị trường khác trên thế giới, anh Nam khẳng định.

Rong giống được cố định trên các giá thể làm bằng lưới Hàn Quốc và nhúng chìm trong bể nuôi. Hệ thống bể nuôi được sục khí nhẹ và liên tục để xáo trộn đều vật chất dinh dưỡng. Rong nho phát triển nhanh, mỗi đợt nuôi từ 25-30 ngày là cho thu hoạch nên rất thuận lợi trong kinh doanh. Khi thu hoạch, phần giống như chùm nho phải có chiều dài trên 5cm có màu xanh nõn và giòn tươi. Việc thu hoạch cần đảm bảo hạt rong tròn không bị giập bể, nếu không vi khuẩn phát triển nhanh làm hư hỏng rong rất nhanh.

Rong nho sau thu hoạch phải được rửa bằng nước biển ra vô liên tục để những phần giập, héo trôi theo nước. Rong đã được cắt khỏi thân nhưng vẫn phải sục khí trong suốt 24 giờ và có ánh sáng tự nhiên rọi vào nhằm làm lành vết cắt, sau đó vớt lên để ráo nước và cho vào hộp. Để tăng giá trị loại rau này, rong nho được cho vào quay ly tâm. Phương thức làm sạch này sẽ làm giảm 15-20% trọng lượng rong, nhưng ngược lại, rong sẽ giữ được lâu. Nếu bảo quản tốt rong tươi có thể lưu hành trên thị trường trong vòng 1 tuần đến 10 ngày.

Để xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Nhật Bản là rất khó vì họ rất chú ý đến việc bảo vệ sức khỏe, thực phẩm phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm một cách tốt nhất. Chính vì vậy ngay từ lúc bắt đầu xây dựng công ty đã mời các chuyên gia Nhật Bản sang giám sát và đào tạo cho các nhân viên của công ty.

Xem thêm
Trại lợn đầu độc kênh mương

Tiền Giang Đang mùa khô hạn, thiếu nước sản xuất nhưng tại một số nơi dòng nước kênh bị ô nhiễm bởi chất thải do một bộ phận người chăn nuôi kém ý thức xả xuống.

Vĩnh Long tiêm miễn phí 60 ngàn liều vacxin phòng bệnh dại

Vĩnh Long Chi cục Chăn nuôi Thú y và Thủy sản tỉnh Vĩnh Long cho biết, trong năm 2024, tỉnh sẽ tiêm miễn phí 60 ngàn liều vacxin phòng bệnh dại cho đàn chó trên địa bàn.

Trồng sầu riêng nghịch vụ, kiếm tiền tỷ mỗi năm

CẦN THƠ Một kỹ sư nông nghiệp có bí quyết xử lý sầu riêng nghịch vụ, tận dụng khoảng trống thị trường để bán được giá cao, mang về doanh thu tiền tỷ mỗi năm.

Lãi gấp đôi khi chuyển sang trồng rau thủy canh

HẢI PHÒNG Mạnh dạn chuyển sang ứng dụng công nghệ mới trong trồng rau, Hợp tác xã nông nghiệp Thái Sơn đã thu được lợi nhuận gấp đôi bình thường ngay trong vụ đầu tiên.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm