| Hotline: 0983.970.780

Trụ cột lung lay!

Thứ Hai 07/01/2013 , 09:34 (GMT+7)

Nông nghiệp được khẳng định là trụ cột của nền kinh tế nhưng 1/3 số doanh nghiệp nông thôn lại lâm vào tình trạng phá sản mà không được hỗ trợ kịp thời.

Nông nghiệp được khẳng định là trụ cột của nền kinh tế nhưng 1/3 số doanh nghiệp nông thôn lại lâm vào tình trạng phá sản mà không được hỗ trợ kịp thời.

Tại cuộc họp báo về tình hình kinh tế xã hội, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và tình hình doanh nghiệp diễn ra cuối tuần trước, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) Đặng Huy Đông cho biết gần 1.200 doanh nghiệp nông thôn (DNNT), chiếm khoảng 1/3 số các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này đã phá sản, dừng hoạt động trong năm 2012. Số các DNNT lâm vào tình trạng tương tự có thể sẽ còn cao hơn trong năm 2013 do nền kinh tế chuyển biến kém lạc quan.

Cùng với việc công bố thực tế đáng giật mình trên, Bộ KH-ĐT cũng thừa nhận nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do vốn đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn quá thấp. Hiện tại, vốn đầu tư của các DNNT chỉ chiếm chưa tới 1% tổng số vốn của đội ngũ doanh nghiệp cả nước. Các chính sách hỗ trợ DNNT về thuế, thuê đất, đào tạo nhân lực, công nghệ, tư vấn… mới chỉ dừng lại ở trên giấy tờ, chưa được thực hiện tới nơi tới chốn khiến các doanh nghiệp không mấy mặn mà với lĩnh vực này.

 Vốn đầu tư nước ngoài (FDI) thu hút vào nông thôn ngày càng giảm mạnh, xuống 1% trong tổng cơ cấu FDI của cả nước từ mức 8% của 10 năm trước đây.

Khắc phục, Bộ trưởng KH-ĐT Bùi Quang Vinh cho biết đã trình Chính phủ 2 phương án tháo gỡ khó khăn cho các DNNT. Cụ thể, 2 phương án này sẽ tập trung vào hoàn thiện sửa đổi Nghị định 61 nhằm khuyến khích DN đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn nhằm “tạo một môi trường kinh doanh tốt hơn cho khu vực nông thôn để giảm thiểu khó khăn, giảm số DNNT phá sản”, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh khẳng định.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy sự quan tâm dành cho ngành nông nghiệp có vẻ mờ nhạt hơn những lời hứa hẹn rất nhiều bởi sự thờ ơ đối với ngành nông nghiệp đã diễn ra trong một thời gian dài, bất chấp những đóng góp to lớn mà ngành này mang lại cho nền kinh tế đất nước.

Điều đáng nói là lĩnh vực này đã nhiều lần tự khẳng định vai trò trụ cột nền kinh tế, đặc biệt là trong những giai đoạn đất nước khó khăn như 2011–2012 vừa qua. Nhìn vào thành tích mới nhất của ngành nông nghiệp là mang về cho đất nước 10 tỷ USD, tương đương 200.000 tỷ đồng nhờ xuất siêu các mặt hàng nông – lâm – thủy sản trong năm 2012 có thể thấy vai trò quan trọng của ngành nghề truyền thống này.

Thế nhưng, dường như những ngành nghề không những không mang ngoại tệ về cho đất nước mà còn khiến dòng tiền sản xuất – kinh doanh bị đóng băng như thị trường vàng, bất động sản, nợ xấu ngân hàng, các doanh nghiệp xây dựng, xi măng vượt quy hoạch... mới là mối quan tâm lớn nhất của nhiều vị lãnh đạo.

Bằng chứng cho thấy là nhiều quan chức Chính phủ đang bàn tính những kế hoạch trị giá hàng trăm nghìn tỷ đồng để “cứu” ngân hàng, “phá băng” bất động sản hay “co kéo” hàng chục triệu USD để trả nợ nước ngoài thay các doanh nghiệp xi măng chứ chưa chú tâm đến những gói hỗ trợ thiết yếu, cụ thể cho nông nghiệp và DNNT.

Thiết nghĩ, nếu tiếp tục bị thờ ơ và thiếu vốn đầu tư, ngành nông nghiệp – trụ cột của nền kinh tế - có thể sẽ suy yếu trong nay mai, khi mà khí hậu trở nên khắc nghiệt hơn, đất đai hoang hóa, môi trường ô nhiễm, máy móc thiết bị nông nghiệp cũ kỹ lạc hậu…

Mối lo ngại này chắc hẳn không của riêng ai bởi trụ cột lung lay thì căn nhà cũng khó mà đứng vững.

Xem thêm
Xuất khẩu cà phê Việt Nam quý II sẽ tăng do nhu cầu thế giới tăng?

Trong 4 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu 756.000 tấn cà phê, trị giá 2,57 tỷ USD, tăng 5,4% về lượng và 57,9% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

‘Con tôm ôm Thụy Hương 308’ cùng phát triển bền vững

Giống lúa lai ba dòng Thụy Hương 308 đem đến năng suất vượt trội, khả năng chống chịu phù hợp với mô hình luân canh lúa - tôm trên những cánh đồng mặn xâm nhập.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.