| Hotline: 0983.970.780

Tầm nhìn thủy lợi Bình Định

Trữ nước sông Hà Thanh, cấp nguồn vùng Nam Phù Mỹ

Thứ Ba 16/04/2024 , 10:03 (GMT+7)

Với 164 hồ chứa và 31 đập chính trên sông, hệ thống thủy lợi của Bình Định đã khá hoàn chỉnh, nhưng vẫn còn những ‘lỗ hổng’ mà tỉnh này đang nỗ lực lấp đầy…

“Lỗ hổng” hệ thống sông Hà Thanh

Theo ông Nguyễn Văn Phú, Chủ tịch Công ty TNHH Khai thác công trình thủy lợi (KTCTTL) Bình Định, hệ thống công trình thủy lợi phục vụ sản xuất, dân sinh ở phía Nam tỉnh Bình Định hiện vẫn còn khiếm khuyết lớn trong hệ thống sông Hà Thanh bắt nguồn từ huyện Vân Canh.

Hệ thống sông Hà Thanh vào mùa mưa lũ nước rất dữ, nhưng trong mùa khô hạn thì lưu lượng nước đến rất kém. Muốn có nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi, công nghiệp và phục vụ nước sinh hoạt cho người dân thành phố Quy Nhơn, ngành chức năng phải tiếp nước từ hệ thống sông Kôn thông qua kênh tiếp nước.

Trước thực trạng trên, chính quyền tỉnh Bình Định đã cho chủ trương xây dựng 3 con đập với 3 bậc nước dọc sông Hà Thanh có vai trò như 3 con đập nhỏ để hứng lượng nước thừa của hồ Quang Hiển đưa ra sông, hoặc đón lượng nước từ thượng nguồn chảy về sau những cơn mưa để cung ứng cho các nhu cầu sử dụng nước của người dân. “3 con đập nói trên đang được Ban Quản lý dự án nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bình Định thi công”, ông Phú cho hay.

Sông Hà Thanh (Bình Định) bắt nguồn từ núi Ông ở huyện Vân Canh chảy theo hướng Tây Nam - Đông Bắc, đi qua huyện Tuy Phước rồi nhập lưu vào đầm Thị Nại (thành phố Quy Nhơn) trước khi ra biển. Ảnh: V.Đ.T.

Sông Hà Thanh (Bình Định) bắt nguồn từ núi Ông ở huyện Vân Canh chảy theo hướng Tây Nam - Đông Bắc, đi qua huyện Tuy Phước rồi nhập lưu vào đầm Thị Nại (thành phố Quy Nhơn) trước khi ra biển. Ảnh: V.Đ.T.

Theo ông Phan Văn Khiêm, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Tuy Phước (Bình Định), diện tích sản xuất của xã Phước Thành và Phước An phụ thuộc nguồn nước của hệ thống sông Hà Thanh. Do lượng nước của hệ thống sông Hà Thanh không đủ cung cấp cho sản xuất nông nghiệp, nên vào mùa khô ruộng nương ở 2 địa phương nói trên thường xuyên bị thiếu nước tưới, phải trông chờ vào 2 trạm bơm được đặt tại xã Phước An và xã Phước Thành.

“Sau khi 3 con đập đang được xây dựng trên sông Hà Thanh hoàn thành sẽ phần nào giải quyết được nước tưới cho những diện tích sản xuất nông nghiệp "ăn" nước hệ thống sông này. Huyện Tuy Phước đã đề xuất xây dựng 2 tuyến mương dọc hai bên 3 con đập để tạo dòng chảy tự nhiên.

Trường hợp 3 con đập đóng cửa cống thì dưới Tuy Phước vẫn có nước chảy về phục vụ các nhu cầu dùng nước của người dân, nhất là nước phục vụ sản xuất nông nghiệp”, ông Phan Văn Khiêm cho hay.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Phú, Chủ tịch Công ty TNHH KTCTTL Bình Định, xây dựng 3 con đập 3 bậc trên sông Hà Thanh cũng chỉ là giải pháp chữa cháy. Muốn hiệu quả bền vững thì trên đầu nguồn sông Hà Thanh phải được xây dựng 1 hồ chứa nước có dung tích vài chục triệu m3. Bởi hiện nay, tiếp nước cho sông Hà Thanh chỉ có các hồ Quang Hiển, Suối Đuốc, Ông Lành - là những hồ cực nhỏ, dung tích chứa mỗi hồ chỉ vài triệu m3.

Bình Định không ngừng nâng cấp, xây dựng mới các công trình thủy lợi. Ảnh: V.Đ.T.

Bình Định không ngừng nâng cấp, xây dựng mới các công trình thủy lợi. Ảnh: V.Đ.T.

“Do địa hình phức tạp nên nếu xây dựng hồ chứa nước trên đầu nguồn sông Hà Thanh sẽ có kinh phí rất lớn, nhưng về lâu về dài ngành thủy lợi Bình Định nên tính đến phương án này để hệ thống thủy lợi phía Nam Bình Định hoàn thiện hơn”, ông Nguyễn Văn Phú chia sẻ.

Dai dẳng nỗi lo thiếu nước ở vùng Bắc Phù Mỹ

Huyện Phù Mỹ được xem là những địa phương có nhiều hồ chứa nước nhất tỉnh Bình Định với 45 hồ chứa, nhưng hồ nào cũng nhỏ nên chỉ có thể phục vụ tại chỗ với diện tích tưới rất nhỏ.

Ngành chức năng Bình Định đã có nhiều nỗ lực tiếp nước tưới cho huyện Phù Mỹ bằng cách xây dựng 2 tuyến kênh tiếp nước từ hồ Định Bình thông qua đập dâng Văn Phong để đưa nước về phục vụ sản xuất nông nghiệp cho những vùng sâu, vùng xa phía Nam huyện Phù Mỹ và một số địa phương phía Bắc huyện Phù Cát.

Tuy nhiên, theo ông Hồ Ngọc Chánh - Phó Chủ tịch UBND huyện Phù Mỹ, hiện nay, sản xuất nông nghiệp tại các địa phương phía Bắc của huyện vẫn dai dẳng nỗi lo thiếu nước tưới, nhất là vào mùa khô hạn, nhất là tại lưu vực đầm Trà Ổ, không tìm ra nguồn nước bổ sung cho lưu vực này.

Theo ông Hồ Đắc Chương, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Định, sau khi hồ chứa nước Đồng Mít (huyện An Lão) với dung tích chứa gần 90 triệu m3 nước đi vào khai thác thì những diện tích đất sản xuất nông nghiệp tại các huyện An Lão, Hoài Ân và thị xã Hoài Nhơn đã phủ phê nước tưới mà vẫn chưa sử dụng hết 50% lượng nước trong hồ.

Ngành chức năng Bình Định đang tính toán phương án tối ưu để tiếp nước từ hồ Đồng Mít thông qua hệ thống sông Lại Giang vào cung cấp cho khu vực Bắc huyện Phù Mỹ. Ảnh: V.Đ.T.

Ngành chức năng Bình Định đang tính toán phương án tối ưu để tiếp nước từ hồ Đồng Mít thông qua hệ thống sông Lại Giang vào cung cấp cho khu vực Bắc huyện Phù Mỹ. Ảnh: V.Đ.T.

Ngành chức năng tỉnh Bình Định đã tính đến hai phương án tiếp nước cho các địa phương phía Bắc huyện Phù Mỹ, 1 là tiếp nước từ hồ Đồng Mít thông qua hệ thống sông Lại Giang (thị xã Hoài Nhơn), 2 là tiếp nước của hồ Định Bình thông qua 2 tuyến kênh của hệ thống đập dâng Văn Phong.

Ngành chức năng Bình Định đang tính toán phương án tối ưu để chọn ra giải pháp tiếp nước từ hệ thống sông Lại Giang hoặc từ hệ thống kênh Văn Phong để tưới cho 700 ha phía Bắc huyện Phù Mỹ; đồng thời tạo nguồn cấp nước sinh hoạt cho 60.000 người dân các xã ven đầm Trà Ổ.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Sáng 23/1, lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã tới đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Việt Nam cam kết chuyển giao kỹ thuật sản xuất lúa gạo hỗ trợ Ma Rốc

Cần Thơ Ma Rốc đang nỗ lực cải thiện sản xuất lúa gạo trong nước, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cam kết chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao kỹ thuật cho nước bạn.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Giảng viên đại học và hành trình theo đuổi đam mê khảo kiểm nghiệm phân bón

Khi đang là giảng viên một trường đại học danh tiếng tại TP.HCM, anh Trần Văn Thanh quyết định bỏ nghề để xin việc tại Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia.

Bình luận mới nhất